fbpx

Ai cũng từng bị Lo âu học đường, thật vậy?

Cấp 1, cấp 2 hay cấp 3 các em học sinh đều mang trong mình những nỗi lo lắng: lo lắng thi cử, bạn bè, bị so sánh, áp đặt,.... Vậy phải làm sao?

Lo âu học đường ở mỗi cấp học sẽ như thế nào:

Cấp Tiểu học

  • Các con đang trong quá trình hình thành và phát triển kỹ năng cá nhân (nhưng chưa hoàn thiện) nên các con cảm thấy khó khăn trong giao tiếp, ứng xử và khó khăn khi va chạm với các mối quan hệ trong trường học. Nhất là bước vào lớp 1, các con phải thay đổi môi trường học mới, phải học tập nhiều hơn, phải nề nếp hơn,… và có các quy tắc cần phải thực hiện,… chính vì thế, có nhiều bạn nhỏ “Sợ đi học đến phát bệnh”.

Cấp THCS

  • Hiện tượng tâm lý chung của các em giai đoạn này là bắt đầu xuất hiện hệ thống phân tầng xã hội, các em có định hướng khác nhau trong việc kết bạn nên xuất hiện hiện tượng chia nhóm; thậm chí, có cả sự so sánh. Các em bắt đầu hình ảnh bản sắc cá nhân của mình rõ nét, các em chú trọng sự nhìn nhận, đánh giá của mọi người đối với bản thân, điều này gây ra cho chính các em sự căng thẳng quá mức so với thực tế. Ví dụ: Các em rất dễ tổn thương nếu ai đó, nhất là bạn bè của mình chê béo, gầy, nhiều mụn,… hoặc các em dễ tự ti về hoàn cảnh của cha mẹ, của gia đình khị bị so sánh.
  • Nhìn chung, vấn đề lo âu học đường, lo lắng của các em trong lứa tuổi THCS xoay quanh về tình bạn. Có nhiều em đề cao tình bạn cao hơn gia đình, các em có thể nghe lời khuyên của bạn thay vì nghe lời dặn dò của cha mẹ. Vì vậy, việc lựa chọn bạn bè của con là điều được nhiều cha mẹ quan tâm và lo ngại. Miệt thị ngoại hình – vết thương không vết cắt, tại sao vậy?
  • Chú ý ở Lớp 9, các em còn mối lo âu khác liên quan đến áp lực thi cử, chọn trường nào? thi trường nào? Có đỗ không? Mâu thuẫn nguyện vọng giữa bố mẹ với bản thân, áp lực điểm số. Điều này làm nhiều em có thái độ trốn tránh, sợ hãi làm bài kiểm tra.

Cấp THPT

Học sinh THPT, cuộc sống, môi trương giao tiếp của các em phức tạp hơn, nhiều mối bận tâm hơn, ví dụ, các em quan tâm đến gia đình, tình yêu học đường nhiều hơn. Cái tôi của các em cũng lớn hơn, nhiều em bị mâu thuẫn giữa ý kiến, quan điểm với cha mẹ. Đồng thời, cấp 3 cũng là thời điểm chú trọng vào lượng kiến thức, ôn tập chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp, đại học. Áp lực điểm số, áp lực thi cử, áp lực chọn nghề, đi làm hay tiếp tục lên đại học,… Tất cả đều là những áp lực hiện hữu, tồn tại trong các em.

Lại nói về áp lực

Đứng trước những thay đổi đó, cha mẹ nếu không có “nghệ thuật” trong nuôi dạy và đồng hành với con, rất dễ tìm đến sợi dây của 3 từ “mất kết nối“.

Đứng trên góc độ của một nhà tâm lý – giáo dục và góc nhìn của một chuyên gia công tác xã hội, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thắm và Thạc sĩ Nguyễn Thúy Hằng đến từ BrainCare sẽ gỡ rối được điều gì về cụm từ Lo âu học đường. 

Xem video sự kiện của BrainCare để giải đáp ngay bây giờ:

📌 Link sự kiện: https://www.youtube.com/watch?v=zjP_Jm_MnKY

Đánh giá trị liệu tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng kí tư vấn

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Contact Me on Zalo