fbpx

Khoảng cách thế hệ

Bạn thuộc thế hệ gen Z hay thuộc thế hệ trước đó?

——————————–

Bọn trẻ thường than phiền rằng bố mẹ không hiểu chúng, còn bố mẹ thì đau đầu với những đứa con tuổi teen “không hiểu chúng nghĩ gì mà hành động như vậy”. Vậy, bạn có biết “Teen cần gì?”, tìm hiểu câu trả lời “tại đây” nhé.

Để tìm được tiếng nói chung giữa bố mẹ và con cái phải giải mã được đặc điểm tâm lý của từng thế hệ. Chúng tôi bằng sự quan sát và tổng hợp kiến thức, hi vọng rằng sẽ cung cấp cho các bạn đặc thù tâm lý của từng thế hệ.

Trên thế giới phổ biến với cách chia thế hệ như sau:

  • Boomers: 1940 -1959
  • Gen X: 1960 -1979
  • Gen Y: 1980 -1999
  • Gen Z: Sau 2000 

Nhưng chia như vậy là chưa phù hợp với người Việt, bởi người Việt chịu tác động nhiều bởi những nhân tố bên ngoài như chiến tranh…

Ở Việt Nam có thể chia thế hệ như sau:

  • Trước 1975

Thế hệ cha chú, lớn lên trong chiến tranh thiếu thốn. Nên đặc thù tâm lý của lớp thế hệ này là thích sự ổn định. Bản tính chăm chỉ, giàu đức hi sinh cho gia đình, tiết kiệm nhưng có phần bảo thủ, cố chấp.

  • Thế hệ 8x  – Gen X (1980- 1989)

Thế hệ được sinh ra sau chiến tranh, được đón nhận luồng sinh khí mới khi nhà nước mở cửa thông thương với nước ngoài. Nên đặc thù tâm lý của thế hệ này là cạnh tranh khốc liệt. Con người thuộc thế hệ này đề cao giá trị vật chất, có phần ích kỷ. Nhưng cũng mang nhiều phẩm chất tốt đẹp như được kế thừa khả năng chịu cực khổ, chăm chỉ và kỷ luật từ thế hệ trước.

  • Thế hệ 9x – Gen Y (1990 -2000)

Đây là thời đại bùng nổ internet, tiếp cận với tư duy mới nhất, bắt nhịp với thế giới. Con người giai đoạn này hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp như lạc quan, tự tin và giàu lý tưởng. Nhưng thế hệ này cũng gặp biến cố lớn là khủng hoảng tài chính 2008. Nên khi bước vào tuổi 30 thế hệ này gặp nhiều những tổn thất lớn về vật chất cũng như tổn thương sâu sắc về tinh thần.

  • Thế hệ sau 10x – Gen Z (sau 2000)

Thế hệ này kế thừa thành quả của các thế hệ đi trước, có điều kiện sống tốt hơn. Họ lớn lên cùng phát minh là Mạng xã hội, có năng lực kết nối toàn cầu. Họ cảm nhận sâu sắc về sự biến đổi thiên tai, dịch bệnh như cái giá phải trả cho sự tàn phá môi trường của con người. Vì vậy họ ý thức mạnh mẽ sứ mệnh cho cộng đồng vượt xa các thế hệ trước. Họ mang cái nhìn đa chiều. Họ chứng kiến những tiêu cực trong gia đình, trường học.

Đọc thêm: Đánh tan ma lực mạng xã hội

Đặc tính nổi trội của thế hệ này là sự bùng nổ của sức sáng tạo, cởi mở của cá tính. Họ khát khao tự do tinh thần, thăng hoa của cái tôi cá nhân. Họ thích những công việc tự do. Đây cũng là thế hệ phẫn nộ, đầy hoài nghi và thất vọng. Mạng xã hội làm thế hệ gen Z mất kết nối với thế giới thực. Vì vậy khi gặp tổn thương trong không gian mạng gen Z sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều khi tìm sự chia sẻ, hỗ trợ của người xung quanh. Thế hệ này rất dễ rơi vào rối loạn cảm xúc và trầm cảm. Họ hoang mang, mất phương hướng, dễ nản lòng, cực đoan. Đánh bay trầm cảm qua 1 liệu trình “Nghệ thuật tỉnh thức”, tìm hiểu thêm bạn nhé.

Nhìn vào nội dung phân tích tính cách đặc thù của mỗi thế hệ trên, ta thấy rằng mỗi thế hệ đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của những hoàn cảnh xã hội, điều kiện vật chất khác nhau. Tâm lý học đường (các con thuộc thế hệ 10x) đang là vấn đề nhức nhối với các bậc phụ huynh. Vấn đề đặt ra ba mẹ cần hiểu được tính cách đặc thù của lứa tuổi và có những ứng xử phù hợp. 

Trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần Braincare tự hào là một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam.

Đánh giá can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng kí tư vấn

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Contact Me on Zalo