fbpx

Soái ca bạo lực ở trường học

Theo thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong một năm học có 1.600 vụ đánh nhau (khoảng 5 vụ/ ngày), cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Theo số liệu thu thập của Bộ Công an mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội, độ tuổi giết người đã tăng lên ở độ tuổi thanh thiếu niên (41% độ tuổi giết người ở 18-30; 17% độ tuổi giết người ở 14-18). Bạo lực ở trường học luôn là vấn đề cần được bàn luận và tìm giải pháp khắc phục.

Đã có án mạng, có đổ máu, thương tật vĩnh viễn, nỗi đau đớn hổ thẹn, thậm chí là sang chấn tâm lý dẫn đến tổn thương nghiêm trọng về tinh thần đi suốt cuộc đời của trẻ. Bạo lực học đường không còn là trường hợp cá biệt trong những thập niên trước nữa mà đã trở thành vấn nạn nhức nhối trong xã hội hiện đại. Khi học đường không còn là nơi giáo dục nhân cách mà là nơi trẻ phải hứng chịu những trận đòn roi thì liệu rằng trẻ có còn muốn đến trường và còn phát triển tâm lý bình thường như những đứa trẻ cùng trang lứa?

Nghệ thuật tỉnh thức (MBAT) – Được đội ngũ chuyên gia Braincare nghiên cứu và ứng dụng kết hợp với các phương pháp hiện đại như CBT, DBT, CAT… Thành một bộ công cụ rất hữu hiệu, thực sự phù hợp để giải quyết vấn đề trẻ gặp phải, mở ra cánh cửa để trẻ trải lòng và giải tỏa căng thẳng. 

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

Phân loại bạo lực học đường

  • Bạo lực về thể chất: Đánh đập, bứt tóc, xô đẩy, trấn lột, đổ đồ ăn lên người…
  • Bạo lực bằng lời nói: Xúc phạm, bôi nhọ, sỉ nhục, bắt người khác làm theo ý mình.
  • Bạo lực xã hội: Phân biệt đối xử, cô lập, tẩy chay, nói xấu, bêu rếu xung quanh hay thậm chí là trên mạng xã hội.
  • Bạo lực điện tử: Uy hiếp bằng các phương tiện điện tử như gọi điện, nhắn tin, đe dọa và bêu rếu người nào đó trên mạng xã hội.

Nguyên nhân

  • Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi: Từ 12-17 tuổi là giai đoạn các em có sự chuyển biến mạnh mẽ về tâm sinh lý. Sự  thay đổi rõ rệt về cơ thể dẫn đến việc các em ngộ nhận mình là người lớn. Nhưng mặt khác, thùy não trước – nơi kiểm soát cảm xúc của trẻ chưa hoàn thiện dẫn đến việc trẻ thường không làm chủ được cảm xúc và tự điều chỉnh hành vi, dễ kích động.
  • Phía gia đình: Sự thiếu quan tâm của ba mẹ. Hay việc sử dụng đòn roi trong dạy con hay trong chính gia đình cũng xảy ra bạo lực. Đã có rất nhiều các bạn trẻ cảm thấy áp lực và “chán” khi trở về nhà. Thậm chí đã có nhiều bạn trẻ bỏ nhà ra đi, “sợ” khi phải đối diện với 2 chữ “gia đình”. Con cái rất cần sự quan tâm và giáo dục của gia đình, nhất là các em đang ở độ tuổi teen, nếu bố mẹ bỏ bê, tạo môi trường xấu sẽ rất dễ làm lệch phẩm chất, hành vi của các con. Đến khi sợi dây kết nối giữa bố, mẹ – con bị nới lỏng dần thì bố mẹ mới chịu thốt lên “biết thế bố…., giá như mẹ…”. Có phải “Bố mẹ đang ngang nhiên “giết chết” con kìa!
  • Phía nhà trường: Còn chưa chú trọng đến việc giáo dục nhân cách cho học sinh, nặng về kiến thức hàn lâm. Thầy cô giáo và nhà trường chưa sát sao quản lý được học sinh. 
  • Đọc thêm: Phòng khám tham vấn học đường thắng kiện vì quy trình này.
  • Phía xã hội: Phim ảnh bạo lực tràn lan không được kiểm soát; nghiện game online, mạng xã hội; nghiện chất;… Bắt chước, muốn chứng tỏ mình, thể hiện bản thân trước người khác,… tất cả đều có thể là những lí do gây ra bạo lực học đường.

Hậu quả

Ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý

  • Về phía nạn nhân:
  • Nhìn chung, tâm lý sợ hãi, lo âu, bất an, uất ức và bị ám ảnh là những trang thái phổ biến mà hầu hết các em học sinh bị bạo lực đã phải trải qua. 
  • Các em học sinh là nạn nhân thường có những biểu hiện rối nhiễu hành vi, mất tự tin, lo sợ khi đến trường dẫn đến lầm lì, ít nói, luôn ở trong trạng thái lo lắng, ngại tiếp xúc với mọi người…, thậm chí phát sinh các vấn đề về thần kinh. 
  • Về phía chủ thể của bạo lực:
  • Bản thân các học sinh là chủ thể của bạo lực cũng phải chịu những hậu quả tiêu cực do việc làm của mình gây ra về mặt sức khỏe, tâm lý, sự phát triển nhân cách và vấn đề học tập của các em.

Ảnh hưởng tiêu cực đến học tập

  • Về phía nạn nhân:
  • Các em học sinh là nạn nhân của bạo lực thường có xu hướng không thể tập trung học, thậm chí các em còn không dám đến lớp, dẫn đến việc học hành chểnh mảng, kết quả học tập sút kém, phải thi lại, lưu ban…
  • Về phía chủ thể của bạo lực
  • Học sinh gây bạo lực cũng phải đối mặt với việc chịu kỷ luật của nhà trường có thể là đình chỉ học tập tạm thời hoặc bị đuổi học, ở mức độ nghiêm trọng hơn là phải chịu sự truy tố của pháp luật

Ưu việt của liệu pháp Nghệ thuật tỉnh thức

Trẻ khi là nạn nhân của bạo lực học đường hay là chủ thể gây ra bạo lực đều gặp phải những vấn đề về rối nhiễu tâm lý, lo âu học đường thậm chí là sang chấn tâm lý mức độ từ nhẹ đến nặng. Vậy nghệ thuật tỉnh thức giải quyết vấn đề của trẻ như thế nào?

  • Thông qua việc trải nghiệm nghệ thuật, cụ thể là việc trẻ tương tác bằng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, ngôn ngữ cơ thể… giúp trẻ cảm thấy an toàn và thoải mái hơn khi nói về những khó khăn của mình; những đau đớn về thể xác và tinh thần trẻ khó diễn đạt thành lời nhưng lại được thể hiện cụ thể bằng nghệ thuật. Nhất là đối với trẻ chưa thể diễn tả chính xác những gì mình trải qua, những tổn thương mà các em đã phải chịu đựng. Nhà trị liệu sẽ chữa lành tổn thương và giải quyết khúc mắc tâm lý cho trẻ dựa trên sản phẩm nghệ thuật mà trẻ thể hiện. 
  • Thông qua trải nghiệm nghệ thuật cũng là phương cách tiếp cận hiệu quả đối với trẻ là chủ thể của bạo lực học đường. Nhà trị liệu nhìn vào sản phẩm nghệ thuật của trẻ, từ đó hiểu được những hành vi bạo lực của trẻ có nguyên nhân từ đâu, từ đó kết hợp cùng gia đình tháo gỡ rối nhiễu tâm lý của trẻ, giúp trẻ nhận thức hành vi sai trái của mình.
  • Với những đối tượng trẻ lớn trên 12 tuổi, qua những trải nghiệm về nghệ thuật còn giúp đạt mục tiêu của việc trị liệu là kéo trẻ về với hiện tại, học cách sống với hiện tại, hiểu được mọi nỗi đau đã là quá khứ; không phải là lãng quên quá khứ mà học cách suy nghĩ tích cực từ chính những thất bại mà trẻ gặp phải.
  • Giúp trẻ tự tin, tự chủ, sáng tạo. Chính việc tự mình tạo ra một tác phẩm nghệ thuật dù thế nào cũng giúp việc giải tỏa stress và tăng tính sáng tạo, tự chủ cho trẻ.
  • Liệu pháp này phù hợp cho mọi đối tượng trị liệu tâm lý học đường, không chỉ là những trẻ yêu nghệ thuật hay có năng khiếu nghệ thuật.
  • Đặc biệt sau những buổi trị liệu thân chủ hoàn toàn có thể thực hành tại nhà và có kinh nghiệm để tự mình vượt qua khi đối mặt với vấn đề tiếp theo của mình.
  • Cam kết chữa lành các tổn thương tâm lý, khúc mắc học đường cho trẻ mà không cần dùng thuốc, không gây đau đớn, trị tận gốc rễ của bệnh, không lo tác dụng phụ.
  • Bố mẹ cần biết: Nghệ thuật nuôi dạy con cái – cha mẹ là người thông thái.

Quy trình trị liệu tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần Braincare

Tùy từng đối tượng trẻ, mức độ sang chấn tâm lý do bạo lực học đường nặng nhẹ  mà chuyên gia tâm lý áp dụng các quy trình trị liệu khác nhau. Thông thường một quy trình trị liệu bằng Nghệ thuật tỉnh thức sẽ trải qua 6 hành trình.

  • Hành trình 1: Chuyên gia tâm lý sẽ cùng thân chủ xác định vấn đề và giúp thân chủ chấp nhận được vấn đề đó.
  • Hành trình 2: Hành trình Kết nối bản thân. Trong hành trình này mục tiêu quan trọng nhất là giúp thân chủ kết nối với chính mình, hiểu được chính mình và đồng thời tôn trọng chính mình.
  • Hành trình 3: Hành trình Đánh thức Giác quan. Việc tiếp nhận và đánh thức giác quan của thân chủ được thực hiện bằng các liệu pháp nghệ thuật thông qua việc đánh thức năm giác quan
  • Hành trình 4: Hành trình Quản lý kiểm soát cảm xúc bằng nghệ thuật
  • Hành trình 5: Thiết lập môi trường an toàn và hạnh phúc.
  • Hành trình 6: Sống với hiện tại và thực hiện những ước mơ sẽ khép lại những vấn đề mà thân chủ đã trải qua và mở ra hướng mới, con đường mới cho thân chủ. Lúc này thân chủ có đủ tự tin, đủ năng lực để có thể xử lý và giải quyết những vấn đề của mình.

Không đơn giản là việc một đứa trẻ bị bạo hành về thể xác mà là tổn thương về tinh thần theo suốt cuộc đời trẻ cũng như tương lai của chúng có thể vì điều này mà bị hủy hoại. 6 hành trình của Nghệ thuật tình thức sẽ luôn đồng hành và cùng bạn vượt qua các vấn đề về tâm lý hướng tới một cuộc sống tích cực và ý nghĩa hơn.

Hãy đến với Trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần Braincare ngay ngày hôm nay để được đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi tận tình chăm sóc, đồng hành và đưa ra phương pháp trị liệu phù hợp giải quyết tận gốc rễ vấn đề của trẻ, đưa con bạn trở lại cuộc sống bình thường.

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng kí tư vấn

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Contact Me on Zalo