Tâm lý học đường

Ở Việt Nam, kết quả khảo sát của Dự án hợp tác quốc tế với tên gọi “Chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh trường học tại Hà Nội” năm 2015 cho thấy có 19,46% học sinh độ tuổi từ 10 – 16 gặp trục trặc về sức khỏe tâm thần; trong số 21.960 thanh thiếu niên được phát hiện; 3,7% số em có rối loạn hành vi

Ngoài ra, số học sinh bị bắt nạt sinh ra stress chiếm tỷ lệ tương đương số em bị stress do học tập. Những học sinh có tranh cãi gay gắt với thầy cô giáo hoặc bị thầy cô la mắng, hăm dọa hoặc bị phạt thì tình trạng bị stress cao hơn từ 22 – 40% so với những học sinh không bị như vậy [4].

Theo Viện Nghiên cứu Con người, khi nghiên cứu về thực trạng kỹ năng sống của học sinh phổ thông cho thấy phần lớn học sinh đang bị thiếu hụt những kỹ năng cần thiết để ứng phó và giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống; có đến 40% số học sinh được khảo sát không bao giờ tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội [6]. 

Biểu hiện tâm lý học đường rất nhiều và nguyên nhân của các vấn đề đó cũng vậy, nó có thể liên quan đến những căng thẳng từ bản thân, cha mẹ và nhà trường xã hội. Do áp lực học tập, gia đình thường xuyên xảy ra bạo lực, kinh tế khó khăn, nỗi sợ bị thôi học. Bên cạnh đó, một bộ phận trẻ em gái cũng phải đối mặt với các vấn đề tâm lý xuất phát từ những căng thẳng do gánh nặng công việc gia đình.

Một số những biểu hiện tiêu cực về tâm lý xã hội được cho là có mối liên quan tới việc tiếp cận các công nghệ hiện đại, các hành vi nghiện trực tuyến đối với những trẻ có xu hướng “sử dụng quá nhiều”. Các em gái còn có nguy cơ bị rình rập và bắt nạt trên mạng dẫn đến lo lắng, trầm cảm…. Bên cạnh đó là sự cô lập học đường, bị tẩy chay, bị đánh và không tìm được sự giúp đỡ.

Thấu hiểu, tin tưởng, chúng tôi – Viện Tâm lý Giáo dục BrainCare với sứ mệnh “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây” đã và đang là điểm đến an toàn và đáng tin cậy của rất nhiều cộng đồng học sinh. Chúng tôi đang cố gắng từng ngày để đồng hành cùng các em bằng cả chữ TÂM và chữ TÍN.

         Bài viết liên quan