fbpx

Áp lực học tập của học sinh cấp 3 thực sự không thua gì đi làm

ap-luc-hoc-tap-cua-hoc-sinh-cap-3-thuc-su-khong-thua-gi-di-lam
-> Test tâm lý cho con tại đây.
Mới đây, mạng xã hội rần rần trước bài đăng của một người mẹ Trung Quốc về cậu con trai của mình. Được biết, con trai của cô đang học cấp 3. Ngày nào cũng vậy, nam sinh đều ra khỏi nhà lúc 6 giờ sáng để đi học, và chỉ về nhà sau khi kết thúc tiết học thêm cuối cùng, thường là vào lúc 11 giờ tối.

Cậu chuyện của cậu học sinh ấy

Trong một lần vô tình check camera, người mẹ thấy được khoảnh khắc con mệt mỏi về nhà sau khi kết thúc một ngày học tập. Theo đó, vừa mở cửa ra, cậu lết từng bước chân đến ghế sofa rồi ngồi xuống. Khuôn mặt cậu thẫn thờ, ánh mắt trống rỗng. Khoảnh khắc này khiến người mẹ vô cùng xót lòng vì thương con, đồng thời, cô cũng hiểu ra được nhiều điều.
“Nhìn con bước vào nhà, ném cặp sách xuống đất, tựa vào ghế sofa như một quả bóng da đã xì hết hơi, tôi bỗng nhận ra nhiều điều…”
“Mỗi người đều có điểm mạnh và yếu của mình, học không giỏi không có nghĩa là bạn không tốt….Chúng ta đều là những người bình thường, hãy bình tâm chấp nhận sự bình thường, thậm chí là tầm thường của con cái, tạo dựng môi trường gia đình tốt để con cái có thể an toàn và hạnh phúc lớn lên. Thời gian con cái ở bên chúng ra thực sự rất ngắn ngủi, vì thế xin hãy trân trọng những khoảnh khắc tuyệt vời khi được ở bên con, kiên nhẫn thêm một chút, bớt đi những lời mắng nhiếc”, người mẹ chia sẻ.

Có phải học sinh đang có rất nhiều gánh nặng?

  • Có thể thấy, học sinh ngày nay ai cũng có một lịch trình học tập dày đặc từ đầu tuần đến cuối tuần. Các em không chỉ đối mặt với hàng tấn kiến thức nặng nề mà còn phải cân đối giữa việc theo đuổi đam mê và thực hiện những kỳ vọng của gia đình.
  • Các em học sinh phải thể hiện khả năng của mình thông qua hàng loạt các kỳ thi, từ kiểm tra định kỳ đến các kỳ thi quan trọng như thi vào 10, thi đại học… Điều này khiến các em còn rất ít, thậm chí, không còn thời gian cho bản thân, giấc ngủ đủ 8 tiếng vì thế cũng trở nên xa xỉ hơn bao giờ. Sự áp đặt từ người lớn và xã hội về hình ảnh “con nhà người ta” càng làm tăng thêm áp lực cho thế hệ trẻ.
  • Sự phát triển của công nghệ thông tin cũng vô tình gia tăng sức ép này. Học sinh không chỉ học trong lớp mà còn phải tiếp tục học online ở nhà, tham gia vào các khóa học thêm và tự học qua internet. Các em phải tự quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả để kịp hoàn thành mọi deadline dù rằng không phải ai cũng có khả năng làm được điều này một cách dễ dàng.

Làm cách nào để học sinh thoát ra được vòng xoáy áp lực ấy?

  • Áp lực càng trở nên lớn tới mức nhiều học sinh cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và không còn hứng thú với việc học. Các em bắt đầu nghi ngờ về bản thân trong hành trình đạt được mục tiêu. Căng thẳng và lo âu không chỉ ảnh hưởng tới thành tích học tập mà còn tác động tới sức khỏe thể chất và tinh thần. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở Trung Quốc, mà tại Việt Nam, hình ảnh những em học sinh lặng lẽ vùi mình trong lịch học dày đặc cũng không hề hiếm gặp. Đây là thực trạng đáng lo ngại và không thể bỏ qua, những hình ảnh trên là lời nhắc nhở để mỗi người lớn trong chúng ta dừng lại suy ngẫm và hành động sớm trước khi quá muộn. Con trẻ không thể tự mình thoát ra khỏi vòng xoáy của áp lực nếu không có sự đồng hành từ cha mẹ và thầy cô. Do vậy, cha mẹ ơi, ngay từ hôm nay hãy lắng nghe, quan sát và làm bạn cùng con. Hãy giúp con cảm nhận rằng, bên cạnh học tập, con luôn có một điểm tựa vững chắc để được yêu thương. Và xin đừng quên rằng, nếu cha mẹ cần sự hỗ trợ, đồng hành từ chuyên gia tâm lý BrainCare, hãy nhắn tin/gọi điện với BrainCare ngay hôm nay để nhận được sự tư vấn kịp thời và phù hợp nhất!

Đánh giá trị liệu tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.

Đăng ký tham vấn - trị liệu

Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe bạn, hãy sẻ chia với chúng tôi nhé!
Contact Me on Zalo