fbpx

Bạo lực – Bắt nạt hoc đường – nỗi đau còn mãi

  1.  Bạo lực học đường là gì?

“Bạo lực” hay “gây hấn”, “bắt nạt” là việc làm tổn thương người khác về thể chất, tinh thần một cách cố ý (ngay cả khi không đạt được mục đích)

– Bạo lực học đường còn được gọi là gây hấn học đường, bắt nạt học đường là hiện tượng học sinh lớn hơn, mạnh hơn đe dọa học sinh yếu hơn và không có khả năng chống trả

– Bắt nạt mang đặc trưng của một hành vi cá nhân lặp đi lặp lại theo thời gian, nhằm mục đích thể hiện “sức mạnh” đối với người khác.

– Bắt nạt không giống như những vụ ẩu đả ngẫu nhiên của hai người hoặc hai nhóm do khích bác hoặc do bất đồng mà chúng bao gồm ba đặc điểm:

1/ Người thực hiện hành vi bắt nạt cố ý gây hại cho người bị bắt nạt

2/ Hành vi bắt nạt được lặp đi lặp lại, vì thế thường làm nạn nhân sợ sệt và lo lắng thường xuyên;

3/ Luôn có sự chênh lệch về quyền lực. Kẻ bắt nạt thường to lớn hơn, đông hơn về số lượng, khéo léo nhanh nhẹn hơn, học giỏi hoặc học kém hơn, đến từ gia đình giàu có thế lực hơn hoặc cũng có thể đến từ gia đình nghèo hơn…

  1. Các đặc điểm của bắt nạt học đường

– Nghiên cứu chỉ ra rằng người có tính cách bắt nạt là người độc đoán ,

– Có nhu cầu kiểm soát, chi phối mạnh mẽ người khác.

– Sự ghen tỵ và sự bất mãn có thể là động cơ để bắt nạt. Bắt nạt có thể là một công cụ để che giấu sự xấu hổ hay lo lắng hoặc việc hạ thấp phẩm giá người khác như một động cơ thúc đẩy lòng tự trọng đã mất của họ.

  1. Các loại hình bạo lực học đường

– Đánh, đấm, tát, giật tóc, véo tai

– Đâm, chém

– Tấn công tình dục

– Nói xấu, bịa đặt, tung tin đồn ác ý, tung hình ảnh lên mạng, bị bêu riếu, gán ghép biệt hiệu xấu

– Đe dọa, chửi bới, dùng từ xúc phạm, chế giễu cha mẹ

– Nhắn tin đe dọa

– Ép buộc làm điều xấu

– Cô lập, khai trừ

– Trấn lột, phá hoại tài sản

  1. Đặc điểm của học sinh bạo lực và bị bạo lực

4.1. Đặc điểm của học sinh gây bạo lực

– Muốn kiểm soát người khác, muốn được nể phục

– Có sức mạnh thể chất hơn so với học sinh bị bạo lực

– Thường có kết quả học tập thấp

– Khó kiểm soát bản thân

– Khó chấp hành các chuẩn mực

– Thường xuất thân trong gia đình ít có điều kiện vật chất, gia đình bạo lực và độc đoán, ít được cha mẹ yêu thương

– Có xu hướng ít quý trọng bản thân mình

– Chấp nhận sự tàn nhẫn

– Tin rằng cách tốt nhất để đáp trả lại bạo lực là bạo lực

4.2. Đặc điểm chung của học sinh bị bạo lực

– Có xu hướng sống khép mình

– Yếu đuối về thể chất, rụt rè, không có kỹ năng giao tiếp

– Thường là học sinh khuyết tật

– Có khác biệt về hình thể (sắc tộc, màu da, cân nặng, ngoại hình đẹp hoặc xấu…)

– Có khác biệt về xã hội (giàu, nghèo, cha mẹ làm công việc đặc biệt)

– Có khác biệt về năng lực (học giỏi, học dốt)

– Có khác biệt về vị trí (làm lãnh đạo lớp, gần gũi với giáo viên)

  1. Hậu quả của bạo lực học đường

– Tổn thương về sức khỏe thể chất ở cả nạn nhân và thủ phạm

– Sự tức giận dẫn đến nguy cơ mắc chứng tim mạch, giảm hiệu quả của hệ miễn dịch, mệt mỏi, kiệt quệ, tăng huyết áp, lưu lượng máu dồn lên não, căng cứng cơ, co thắt bao tử, rối loạn hệ thống thần kinh thực vật

– Để lại những vết cào xước, thâm tím trên cơ thể nạn nhân

– Khả năng phải nhập viện hoặc mất mạng sống

– Về tâm lý, học sinh đi bắt nạt khi ý thức được hành động của mình thường xấu hổ với thầy cô, bạn bè, ngại tham gia các hoạt động tập thể, bị các bạn khác xa lánh

– Trẻ đi bắt nạt cũng trải nghiệm cảm giác sợ hãi, lo sợ bị trả thù

  1. Tư vấn bạo lực học đường bởi Chuyên gia Tư vấn/Tham vấn học đường

– Khám phá những niềm tin dẫn đến cảm xúc tiêu cực/bạo lực

– Những niềm tin sai lệch: nên, phải, nhất định, chắc chắn, buộc, luôn luôn, không bao giờ…

– Các bạn phải trung thành với em

– Mọi người không được nghĩ xấu về tôi

– Tôi nhất định phải giống các bạn cùng trang lứa

– Em không bao giờ thành công trong công việc cả

– Mọi người luôn luôn chỉ trích em

– Em không bao giờ được phạm sai lầm

– Những niềm tin phóng chiếu, đổ lỗi

– Em bị bạn đánh vì làm trái ý bạn

– Em bị tung ảnh lên mạng vì đã cho bạn địa chỉ trang cá nhân của em

– Em đánh bạn vì bạn coi thường em

– Vì bố mẹ em luôn cãi nhau nên em mới phải bỏ nhà ra đi

– Vì nó nhìn đểu nên em mới ngứa mắt nện cho nó một trận

– Những niềm tin không khoan dung người khác

– Bạn ấy hứa rồi không làm, bạn ấy cố tình làm cho thầy mắng em

– Bạn ấy hẹn gặp em nhưng không tới, cố tình biến em thành trò hề trước mặt người khác

– Nó biết em không thích nhưng vẫn cố tình chọc tức em

– Nó cố tình nói nói với thầy để làm hại em

– Nó là đồ chẳng ra gì, vì thế nó cần phải được dạy cho một bài học

– Những niềm tin tiêu cực về bản thân

Vì em không tốt

Vì em là người thua cuộc

Vì em không xứng đáng

Vì em xấu xí

Vì em không được như các bạn

Vì em là nạn nhân

Vì em không có khả năng

  1. Phân tích hành vi BLHĐ

– Cách phát hiện trẻ bị bạo lực

– Có vết xây xước, bầm tím, thương tích không rõ nguyên nhân

– Quần áo, sách vở bị rách, nhàu nát

– Đầu tóc không gọn gàng

– Mệt mỏi, sợ sệt

– Dễ giật mình

– Thường xuyên mất đồ dùng học tập

– Kết quả học tập sút kém

– Thường xuyên phàn nàn trước khi đến trường, phàn nàn về các hoạt động của trường

– Bỏ học

– Không muốn đi học, thay đổi đường đi học

– Thường hết tiền tiêu vặt và luôn phải xin thêm tiền với những lí do khác nhau

– Né tránh người khác

– Tâm trạng bất thường, hay giận dữ, buồn bã

– Muốn mang vũ khí đến trường

– Nói rằng muốn đánh người khác hoặc tự tử

– Phân tích nguyên nhân trẻ không nói về việc bị BL

– Đa số trẻ bị bạo lực có tính cách hiền lành, nhạy cảm, nhút nhát, dễ bị tổn thương, ít bạn bè → cam chịu khi bị bắt nạt

– Thường không chia sẻ với người khác về việc bị bắt nạt hoặc chỉ kể sau một thời gian dài vì cảm thấy xấu hổ về sự yếu kém của mình, sợ bị chê cười, lo bị trả thù

– Không tin rằng người lớn có thể bảo vệ được mình

– Giúp trẻ nhận biết về bản thân:

– Vấn đề dễ gây bạo lực (tình huống điển hình dễ khiến em có hành vi BL)

– Các thời điểm nhạy cảm trong ngày: sáng, trưa, tối…

– Hành vi có thể có trước khi gây BL: chỉ tay, cao giọng, nhìn trừng trừng…

– Các dấu hiệu về cơ thể: thở nhanh, tim đập mạnh, cảm thấy nóng mặt…

– Các dấu hiệu cảm xúc: uất ức, tội lỗi…

– Suy nghĩ trước khi HVBL xảy ra

– Giúp trẻ nhận biết hành vi bạo lực/bắt nạt

– Trang bị cho trẻ kĩ năng ứng phó với bạo lực, bảo vệ bản thân, tránh bị tái bạo lực trở lại

– Tư vấn cho cha mẹ có con bị bạo lực/ bắt nạt

– Xác minh trẻ giao lưu với ai, tìm hiểu về những trẻ bắt nạt con mình, tìm hiểu lí do con bị đánh

– Nhờ giáo viên nhắc nhở trẻ đã đánh con mình

– Gặp phụ huynh học sinh đánh con mình để trao đổi về hướng giáo dục con

– Đề nghị giáo viên tăng cường giáo dục cho học sinh tình yêu thương, tình đoàn kết trong lớp học và tránh xung đột

– Không tìm cách “dằn mặt” trẻ đánh con mình

– Không im lặng chấp nhận chuyện con mình bị bắt nạt

– Không bỏ qua chuyện con bị dọa nạt

– Không la mắng khi trẻ kể lại sự việc

– Dặn dò con nhờ bạn giúp đỡ, tránh những nơi dễ xảy ra xích mích

– Dạy con không khiêu khích, không đánh lại trẻ khác mà dọa sẽ mách với thầy cô hành vi bắt nạt

– Hướng dẫn trẻ các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, tự phòng vệ…

– Nhờ giáo viên để ý đến con mình

– Tìm cho con một bạn khác luôn bên con

– Luyện tập cho trẻ nói: “Hãy để tôi yên” bằng giọng nghiêm khắc

– Dạy trẻ tỏ thái độ bình tĩnh, nhìn thẳng vào đối tượng có ý định bắt nạt mình và hỏi: “Tại sao cậu lại đánh/ đẩy/ nói như vậy?”

– Dạy cho trẻ biết chơi với bạn, sống tập thể, không nhút nhát

Luật phòng chống BLHĐ và BLGĐ

– Điều 42. Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và bạo lực trong học đường: Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Contact Me on Zalo