Định nghĩa về người cao tuổi?
- Người cao tuổi hay người cao niên hay người già là những người lớn tuổi, thường có độ tuổi khoảng từ 60 trở lên. Pháp lệnh người cao tuổi ở Việt Nam (số 23/2000/PL-UBTVQH, ra ngày 28/04/2000) nhận định: “người cao tuổi có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội”.
Thực trạng người cao tuổi
- Theo thống kê năm 2020, thế giới có khoảng 727 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 9,3% tổng dân số; năm 2050, con số này sẽ tăng gấp đôi, đạt hơn 1,5 tỷ người cao tuổi và chiếm 16% dân số.
- Theo The Economist (8/11/2018) thì ở Việt Nam hiện nay, lớp người trên 60 tuổi đang chiếm tỷ lệ khoảng 12% dân số, và tỷ lệ này được dự báo sẽ tăng lên mức 21% vào năm 2040.
-
Trung bình mỗi người cao tuổi hiện nay mắc từ 3-5 bệnh mãn tính phải điều trị kéo dài, thậm chí suốt đời.
-
70% người cao tuổi sống ở nông thôn và 30% sống ở thành thị.
-
65,4% người cao tuổi có sức khỏe yếu và rất yếu.
-
51% không đủ tiền chi trả cho việc điều trị,dần đến không điều trị.
Thay đổi sinh lý ở người cao tuổi
Có rất nhiều biến đổi âm thầm trong cơ thể mà mắt thường không thể nhận ra được như:
- Tuổi càng cao phản xạ càng chậm.
- Tình trạng khó ngủ, mất ngủ rất dễ gặp ở người cao tuổi.
- Người cao tuổi rất mau quên.
- Dễ mắc bệnh.
- Hay bị té ngã.
- Sức đề kháng người già yếu, dễ dẫn đến các bệnh khác nhau.
- Khó khăn hơn trong vấn đề ăn uống.
Thay đổi tâm lý ở người cao tuổi
- Hướng về quá khứ: Họ thích ôn lại chuyện cũ, viết hồi ký, tái hiện kinh nghiệm sống cũng như hướng về cội nguồn: Viếng mộ tổ tiên, sưu tầm cổ vật…
- Dễ trở nên đa nghi, suy nghĩ nhiều.
- Sợ phải đối mặt với cái chết.
- Cảm nhận thấy bất lực và tủi thân: Người cao tuổi mà tuổi càng cao thì sức khỏe lại càng giảm sút, đi lại chậm chạp, không còn khả năng lao động, quan niệm sống khác với thế hệ sau… nên chỉ một thái độ hay một câu nói thiếu tế nhị có thể làm cho họ tự ái, tủi thân cho rằng mình già rồi nên bị con cháu coi thường.
- Chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực”: Đó là chuyển từ trạng thái lao động (bận rộn với công việc, bạn bè) sang trạng thái nghỉ ngơi, chuyển từ trạng thái tích cực khẩn trương sang trạng thái tiêu cực xả hơi.
- Sự cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn: Con cháu thường bận rộn với cuộc sống. Điều này làm cho người cao tuổi cảm thấy mình bị lãng quên, bị bỏ rơi.
- Nóng nảy, dễ stress: Các cụ cao tuổi thường khá nóng tính và dễ tự ái, dễ tự ti, hay suy nghĩ tiêu cực nên tâm lý cũng hay nóng nảy, stress.
- Nói nhiều hoặc trầm cảm: Vì muốn truyền đạt kinh nghiệm sống cho con cháu, muốn con cháu sống theo khuôn phép đạo đức thế hệ mình nên họ hay bắt lỗi, nói nhiều và có khi còn làm cho người khác khó chịu. Với một bộ phận người cao tuổi bảo thủ và khó thích ứng với sự thay đổi, cộng với sự giảm sút của sức khỏe…. có thể xuất hiện triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Phương pháp điều trị
- Nên khuyến khích người cao tuổi tham gia các hoạt động xã hội, thể dục thể thao dưỡng sinh và vận động, trò chuyện với bạn bè.
- Ngoài ra người cao tuổi cũng cần được cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ để đảm bảo sức khỏe.
- Người thân có thể dành một ít thời gian trò chuyện để NCT cảm nhận được sự quan tâm hơn, sống vui, sống khỏe trong những ngày tháng về già. Qua đó, góp phần hạn chế các dấu hiệu không tốt về sức khỏe tinh thần.
- Đồng thời khi phát hiện ra các dấu hiệu và thay đổi bất thường thì cần được hỗ trợ và can thiệp kịp thời.
Đánh giá và trị liệu tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.