Ở ngoài kia có bao nhiêu đứa trẻ giống em đang chịu nỗi giày vò, bất an trong tâm hồn. Các em những đứa trẻ mới lớn như những con chim non chưa đủ lông đủ cánh đã gặp ngay bão táp của cuộc đời. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) công bố cứ trung bình mỗi ngày, khoảng 3.000 trẻ vị thành niên chết do tự tử trên thế giới. Đặc biệt, hiện nay tình trạng tự tử ở tuổi vị thành niên đang ngày càng gia tăng nhưng người lớn, các bậc phụ huynh chưa biết cách nhận diện, hỗ trợ và can thiệp.
Trầm cảm là vấn đề hay gặp và phổ biến trong giai đoạn phát triển trẻ vị thành niên. Theo số liệu của một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8%. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, tuổi vị thành niên dễ gặp sang chấn tâm lý khi gặp các sự cố trong cuộc sống. Nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện, chia sẻ, các em có thể bị trầm cảm nặng, có hành vi làm hại bản thân, thậm chí tự tử.
Dấu hiệu
- Mất hứng thú trong công việc và sở thích, buồn bã trống rỗng, vô vọng hoặc giận dữ cáu kỉnh hoặc thất vọng chỉ với vấn đề nhỏ.
- Mất hứng thú và niềm vui trong hầu hết hoặc tất cả các hoạt động bình thường, chẳng hạn như sở thích hoặc thể thao.
- Rối loạn giấc ngủ bao gồm ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều.
- Giảm sự thèm ăn và giảm cân hoặc ngược lại tăng cảm giác thèm ă và tăng cân. Lo lắng, kích động hoặc bồn chồn.
- Suy nghĩ chậm chạm, kém tập trung. Khó suy nghĩ, khó tập trung, khó đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ.
- Cảm giác vô dụng hoặc mặc cảm, cảm giác có tội nhiều hoặc tội không đúng.
- Có suy nghĩ về cái chết, ý nghĩ tự tự, cố gắng tự tử hoặc tự tử.
- Các vấn đề về cơ thể không giải thích được như đau lưng hoặc đau đầu.
Nguyên nhân
Tuổi thành niên là giai đoạn các em có thay đổi mạnh mẽ về thể chất cũng như về tâm sinh lý. Chưa có giai đoạn nào trong cuộc đời con người mà có bước ngoặt quan trọng lớn như giai đoạn này. Trong khi nhận thức của các em trong giai đoạn này còn rất non nớt, kiến thức, kinh nghiệm về cuộc sống còn ít ỏi. Vì vậy bất cứ việc gì tác động đến các em đều để lại những tổn thương lớn nhỏ. Có những thứ ăn sâu vào tiềm thức để lại những vết thương không thể lành. Bản thân các em còn nhỏ dại, không biết nhờ sự trợ giúp ở đâu khi xảy ra chuyện, chỉ mình loay xoay tìm cách giải quyết. Hậu quả là các em bị sang chấn tâm lý lâu ngày dẫn đến trầm cảm. Tự tìm cách giải quyết bằng cách tự làm đau mình như rạch tay, đập đầu hay tìm đến cái chết. Nguyên nhân từ khách quan và chủ quan:
- Nội sinh (trầm cảm chưa rõ nguyên nhân), có nhiều giả thuyết cho rằng do di truyền, yếu tố tự miễn, môi trường sống, xã hội nhưng chưa thực sự rõ ràng.
- Trầm cảm do căng thẳng, do áp lực từ học hành, thi cử, do cha mẹ thiếu quan tâm hoặc do biến cố của gia đình (ba mẹ ly hôn, bạo lực gia đình, phá sản hay do những điều đột ngột xảy đến như mất đi người thân, mất tiền của…).
- Trầm cảm có thể xuất hiện các bệnh lý hay chấn thương tác động trực tiếp đến não bộ.
- Trầm cảm có thể không rõ nguyên nhân.
- Trầm cảm sẽ được chữa khỏi hoàn toàn nếu người bệnh coi đây thực sự là căn bệnh nguy hiểm và nghiêm túc trong việc điều trị.
Giải pháp
- Tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh của mình. Việc này nếu khó khăn người bệnh hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý. Hãy dũng cảm nhìn thẳng vào nỗi đau của mình, tìm ra nguyên nhân của nỗi đau để từ đó tìm cách tháo gỡ như giảm tải áp lực công việc, tìm việc phù hợp, vừa sức với mình… Nếu nguyên nhân xuất phát từ những mối quan hệ phức tạp trong gia đình thì hãy nói chuyện thẳng thắn để giải quyết mâu thuẫn; những điều không thay đổi được thì nên học cách chấp nhận và sống vui vẻ, an yên.
- Hãy tạo cho mình lối sống vui vẻ, hòa mình với thiên nhiên, đọc sách, tập yoga, thiền…
- Tâm lý trị liệu: Liệu pháp nói chuyện hoặc trị liệu hành vi nhận thức thường là phương pháp điều trị ban đầu tốt cho các trường hợp trầm cảm nhẹ đến trung bình.
- Sử dụng thuốc: Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI,) là thuốc chống trầm cảm có thể có lợi cho thanh thiếu niên được chẩn đoán mắc chứng rối loạn trầm cảm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được tư vấn và giám sát bởi bác sĩ trị liệu.
- Hiện nay liệu pháp tốt nhất được khuyên dùng cho bệnh nhân trầm cảm là tham vấn, trị liệu tâm lý. Vì bản chất của trầm cảm chính là rối loạn, tổn thương về tâm lý. Nhất là các đối tượng tuổi vị thành niên khi tâm sinh lý của của các em chưa phát triển đầy đủ. Việc dùng thuốc sẽ ít nhiều gây tác dụng phụ không mong muốn. Nên việc đưa các con đến gặp các chuyên gia tâm lý để được đưa ra phác đồ điều trị là điều cần thiết. Hãy đến với chúng tôi – trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần Braincare – chúng tôi luôn thấu hiểu, đồng hành cùng bạn.
Đánh giá và tham vấn tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.
Đăng kí tư vấn