fbpx

Bướng thật đấy, mẹ vẫn tin tưởng con!

Nhiều ba mẹ hiện đại vẫn giữ quan niệm dạy con "Thương cho roi cho vọt” hay “Phi gậy bất thành nhân”. Quan điểm này còn đúng không trước xã hội mà tự do cá nhân trở thành thước đo hạnh phúc của một đứa trẻ?

Trước hết chúng ta đặt quan niệm giáo dục đó trong mối tương quan giữa truyền thống và hiện đại. Thực tế cho thấy rằng thời đại của ông bà cha mẹ chúng ta và chính chúng ta cũng được nuôi dưỡng bằng răn đe, đòn roi. Và không thể phủ nhận rằng sản phẩm của nền giáo dục đó vẫn đạt được thành công.

Nhưng đó là câu chuyện cũ, câu chuyện của thời mọi thông tin bị quanh quẩn trong lũy tre làng. Khi mà việc giáo dục con cái thường là việc riêng của ba mẹ, gia đình. Đến ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của mọi luồng thông tin. Câu chuyện của mỗi gia đình về giáo dục con cái lại thành chủ đề nóng bỏng của toàn xã hội. 

Dẫn đến nảy sinh sự so sánh và lên án phương pháp giáo dục dùng “roi vọt”. Những đứa trẻ lên tiếng đòi quyền được đối xử công bằng, những người có quan niệm giáo dục tân tiến phản đối kịch liệt việc dùng bạo lực để giải quyết vấn đề của con cái. 

Và quan điểm dùng roi vọt để dạy con không còn phù hợp nữa. Một đứa trẻ từ khi được sinh ra đời bản thân chúng đã là một cá thể riêng biệt. Ba mẹ hãy ngừng coi trẻ là vật sở hữu. Chúng ta không được quyền quyết định thay trẻ và chỉ đóng vai trò cố vấn, hướng dẫn. Roi vọt chỉ làm cho trẻ khiếp sợ và làm theo sự áp đặt của ba mẹ ngay lúc đó. Nhưng sâu bên trong trẻ ngấm ngầm chống đối, bất mãn.

Từ đó sẽ nảy sinh những vấn đề tiêu cực sau: Trẻ giấu giếm không muốn nói với cha mẹ những việc cá nhân, trẻ có tâm lý sợ hãi không dám đối mặt với tất cả mọi việc, trẻ dễ trở thành những người ưa thích bạo lực vì nghĩ bạo lực sẽ là cách giải quyết tất cả các vấn đề. Cũng theo những nghiên cứu về tình trạng bạo lực ở trẻ vị thành niên thì những đứa trẻ thường xuyên bị roi vọt từ người thân khó xây dựng được mối quan hệ như tình bạn, tình yêu và rất dễ đổ vỡ trong hôn nhân. 

Tôi đã nghe đến trường hợp có những đứa trẻ lên hai tuổi đã biết bập bẹ gọi ba mẹ. Nhưng sau biến cố trước lời nạt nộ, quát mắng của người cha trong cơn tức giận. Bé đã hoàn toàn câm lặng cho đến khi lớn lên. Những lời nạt nộ, đánh đòn của cha mẹ thật sự có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, hành vi của một đứa trẻ. Nhất là khi đứa trẻ bước vào giai đoạn vị thành niên thì với phương pháp giáo dục “thương cho roi cho vọt “ ba mẹ đã gián tiếp giết chết đứa con của mình.

 Vậy ba mẹ phải làm gì để con ngoan nếu không dùng đòn roi? Đây là mối quan tâm của rất nhiều ba mẹ có con trong tuổi dậy thì.

Hãy làm bạn với con. Làm bạn với trẻ tức ba mẹ không chỉ trích, phán xét trẻ mà lắng nghe, hiểu vấn đề trẻ đang gặp phải. Nếu khi trẻ gặp một vấn đề, ba mẹ không cho trẻ được trình bày mà đưa ra lời khuyên hay lên án trẻ thì ngay lập tức mọi cánh cửa đi vào tâm tư, tình cảm của con đã bị đóng sập lại. Có lắng nghe thì ba mẹ mới có sự đồng cảm. Hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của trẻ để suy nghĩ, cảm xúc giống như trẻ. Tại sao một đứa trẻ lại trốn học để chơi game? Tại sao con lại đánh nhau với bạn? Tại sao con thích nhuộm tóc đỏ và mặc quần áo ngắn hở hết da thịt? Có lắng nghe thì ba mẹ mới có sự đồng cảm. Đồng cảm để hiểu được nguyên nhân trẻ  hành động như vậy. Có hiểu được vấn đề trẻ  gặp phải thì ba mẹ mới đưa ra được chỉ dẫn đúng cho trẻ. Cha mẹ cũng nên đưa ra hậu quả để trẻ biết được tác hại sẽ phải gặp khi làm việc đó. Khi nói về hậu quả hãy nói với con bằng ngữ điệu nhẹ nhàng và thông qua một câu chuyện về trải nghiệm của bản thân hay của người mà ba mẹ biết.

Tin tưởng con. Tin tưởng con là những điều con khẳng định đã làm thì không nên lục vấn, kiểm tra, làm lại. Cho phép con được đưa ra ý kiến của mình, cho phép con được tự ý hành động. Ba mẹ chỉ đóng vai trò như người quan sát từ xa. Bạn muốn con bạn trở thành một đứa trẻ sợ hãi, luôn do dự hay muốn con trở thành người thuyền trưởng tài ba lái con thuyền đẹp đẽ của cuộc đời mình? Chỉ khi bạn tin tưởng ở con, buông tay để con lớn khôn thì  mùa xuân đó mới đến. Tin tưởng con không có nghĩa là thả cho con tự do muốn làm gì thì làm

Cho phép trẻ được sai lầm. Vì chỉ có sai lầm trẻ sẽ học được bài học. Chấp nhận sai lầm của trẻ để trẻ mở lòng thì chúng ta mới có cơ hội giáo dục trẻ. Điều đó không có nghĩa là thả cho con tự do muốn làm gì thì làm. Vì cách này tỉ lệ thành công rất thấp và nguy cơ sẽ rơi vào sa ngã. Chúng ta tôn trọng quyền độc lập của trẻ nhưng đóng vai trò là quan sát viên, hướng dẫn khi trẻ sai đường.

Đánh giá và tham vấn tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Contact Me on Zalo