fbpx

Bạn có đang hiểu đúng về Stress?

  • Stress là một trạng thái thần kinh căng thẳng, bao gồm nhiều yếu tố như vật lý, hóa học, phản ứng của một cá thể đang cố gắng thích nghi với một sự thay đổi hay áp lực từ bên ngoài hoặc bên trong. Khi gặp tác nhân gây stress sẽ làm cho cơ thể tiết ra hormone giúp cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho các cơ, nhịp thở nhanh hơn, nhịp tim tăng lên.
  • Stress có thể đem lại những hoạt động tích cực, kích thích sự tập trung trong học tập và công việc. Tuy nhiên, nếu căng thẳng quá độ, diễn ra liên tục sẽ dẫn tới sức khỏe tâm lý và thể chất chán nản, mệt mỏi, tiêu hóa kém, suy giảm miễn dịch và thậm chí có thể gây ra bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ xung quanh hay nói cách khác là stress nặng.

Biểu hiện của Stress

  • Thể chất: Mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, đau nhức/chuột rút cơ bắp (đặc biệt là cổ, vai và lưng), tim đập nhanh, đau tức ngực, khó thở và buồn nôn.
  • Tinh thần: Giảm tập trung và trí nhớ, thiếu quyết đoán, lơ ngơ, lú lẫn và mất khả năng hài hước, buồn bã, không tập trung được trong công việc, học tập, thiếu quyết đoán,…
  • Cảm xúc: lo âu, căng thẳng, trầm cảm, tức giận, thất vọng, lo lắng, sợ hãi, khó chịu, thiếu kiên nhẫn và nóng tính.
  • Hành vi: hối hả, bồn chồn, ăn uống nhiều, hút thuốc, uống rượu, khóc lóc, la hét, đổ lỗi và thậm chí đập vỡ hay ném đồ vật xung quanh, làm hại bản thân hoặc làm hại người khác… 

Nguyên nhân của Stress

Yếu tố từ bên trong:

  • Sức khỏe: Người bệnh gặp những tình trạng sức khỏe không tốt như ốm đau, dinh dưỡng thiếu chất hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khó chữa,…
  • Tâm lý: Thường xuyên suy nghĩ những điều tiêu cực, đặt quá nhiều kỳ vọng không thực tế, tự tạo áp lực cho bản thân, thường xuyên mất ngủ và sử dụng chất kích thích,…

Yếu tố từ bên ngoài:

  • Môi trường: Ô nhiễm khói bụi, giao thông tắc nghẽn, thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Gia đình: Bất hòa với bố mẹ, người thân trong gia đình, mất bạn bè, người thân,…
  • Xã hội: Áp lực công việc, mâu thuẫn xung đột với người xung quanh, gặp rắc rối trong vấn đề tài chính, bệnh thành tích học tập,…

Phương pháp điều trị Stress

Phương pháp điều trị stress còn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của người bệnh. Những phương pháp kiểm soát và giảm stress hiệu quả như:

  • Rèn luyện sức khỏe: Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, tập thiền, tập yoga,…
  • Ăn uống khoa học: Ăn đầy đủ nhóm chất, không bỏ bữa, không ăn đồ ăn nhanh hoặc chất kích thích như rượu bia,…
  • Kiểm soát cảm xúc: Thư giãn, nghe nhạc, đọc sách, trồng cây, nấu ăn,…
  • Thiết lập nhiều mối quan hệ tích cực, lành mạnh.
  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
  • Duy trì mối quan hệ tốt đẹp.
  • Sắp xếp công việc, học tập hợp lý có xen kẽ với nghỉ ngơi.
  • Đặt mục tiêu thực tế.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,…
  • Thư giãn: nghe nhạc, xem phim, đọc sách,…
  • Tìm đến các chuyên gia tâm lý khi cần thiết: Khi bạn cảm thấy bế tắc, không chia sẻ được cho ai thì việc tìm đến các chuyên gia tâm lý để có thể được tư vấn, có biện pháp giải quyết những vấn đề đang phải đối mặt là vô cùng cần thiết.

 

Đánh giá trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Contact Me on Zalo