fbpx

Còn trẻ quá… nhưng sao em đã tự tử

Có một thực tế đáng buồn là số lượng người tự tử tăng lên theo từng năm và đối tượng chủ yếu tập trung vào người trẻ. Theo số liệu điều tra thì có đến đến 50% các vấn đề sức khoẻ bắt đầu từ lứa tuổi thanh thiếu niên. Số liệu trẻ bị trầm cảm ở Việt Nam ước tính 26,3%; trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%; trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6%; trẻ cố gắng tự tử là 5,8%. Trước cái chết thương tâm của hàng trăm thanh thiếu niên hằng năm, đã bao ông bố bà mẹ đã rơi vào bi kịch mất con tưởng như không sống nổi. Nhưng đó không chỉ là nhức nhối của riêng những gia đình có con tự sát mà còn là nỗi đau chung của toàn xã hội.

Câu hỏi đặt ra là tại sao trong xã hội hiện đại tưởng như mọi tiện nghi, mọi nhu cầu của trẻ đều được đáp ứng. Vậy tại sao trẻ không thấy hạnh phúc, trẻ tìm đến cái chết để kết thúc cuộc sống. 

Nguyên nhân hàng đầu của những vụ tự tử ở thanh thiếu niên đó là do trầm cảm.

Vậy trầm cảm là gì mà gây ra kết cục bi thương như vậy? Trầm cảm là những rối nhiễu tâm trí ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của con người. Giống như cỗ máy mà cạn kiệt năng lượng, giống như con người trải qua quá trình căng thẳng, lo âu quá dài. Những tích tụ đó không được giải phóng lâu dần sẽ rơi vào trầm cảm. Trầm cảm không còn là nỗi buồn thoáng qua nữa, nó trở thành căn bệnh kéo dài và không chữa trị sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Điều đáng lo ngại ở đây là trầm cảm có thể đến với bất cứ ai và bất cứ khi nào. Vì cuộc đời con người sao tránh khỏi những chuyện bất như ý. Nhưng trầm cảm ở trẻ vị thành niên đôi khi nghiêm trọng hơn ở người lớn. Vì người lớn có nhiều cách để giải toả stress vì họ tự chủ về kinh tế, họ không còn chịu sự kiềm toả của cha mẹ. Còn trẻ con thì chúng bị sự kiềm toả về kinh tế, tự do cá nhân của gia đình, nhà trường và xã hội.

Như vậy ở đây sẽ có những nguyên nhân cơ bản đến từ chính bản thân các em, đến từ gia đình và nhà trường, xã hội.

Giai đoạn vị thành niên nhận thức của các em chưa phát triển kịp, không đồng bộ dẫn đến những bức bối về tâm sinh lý. Các em muốn khẳng định mình là một người trưởng thành, muốn tự mình quyết định mọi việc nhưng khả năng còn hạn chế và bị từ chối ở người lớn. Trẻ trong giai đoạn này coi mình là trung tâm vũ trụ nên trẻ coi việc của mình là quan trọng nhất. Trẻ thường đưa vấn đề trở nên hoàn toàn phức tạp. Nên chúng có những hành động dại dột, thiếu suy nghĩ do nhận thức của chúng chỉ như vậy. Khi chúng không đạt được mục tiêu nào đó như thi đậu vào lớp chọn và trường điểm lại không được ba mẹ động viên chúng sẽ nghĩ mình bất tài, vô dụng, cuộc đời phía trước thật tăm tối và tìm đến cái chết.

Trẻ thường coi tình yêu, tình bạn hơn cả tình cảm gia đình. Những suy nghĩ lệch lạc này chúng sẽ thay đổi theo thời gian và sự trải nghiệm. Nhưng ngay thời điểm này tất cả những can thiệp của ba mẹ về vấn đề chọn bạn đều làm chúng ức chế và tức giận.

Không nhận được sự đồng cảm sẻ chia của ba mẹ. Trong khi đó với một đứa trẻ hiện đại chúng phải chịu áp lực nặng nề của bài vở thi cử, bạo lực học đường, quan hệ tình cảm không như kỳ vọng, sự gắn bó giữa cá nhân với ngôi trường. Theo khảo sát cho thấy mức độ gắn bó với thầy cô trường lớp sẽ  giảm tỉ lệ tự tử ở trẻ. Sự so sánh chạy theo thành tích luôn làm trẻ mệt mỏi.

Trẻ của thế giới hiện tại tiếp xúc với với phim ảnh bạo lực, những thông tin tiêu cực làm tâm lý, hành vi của chúng sẽ bị lệch lạc. Sự tràn lan của các video độc hại trên youtube  hướng dẫn treo cổ, cắt tay, tự tử theo những cách đặc biệt khiến trẻ bị gieo rắc những suy nghĩ lệch lạc về cái chết. Trẻ ngây thơ nghĩ rằng chết là hết, là giải quyết được mọi việc. Chúng coi cái chết, sự chết chóc như một trò chơi để thoả sự Hiếu kỳ. Vì chung quy bởi nhận thức của trẻ là khác biệt. 

Thói quen dùng chất gây nghiện như rượu, bia ma tuý tổng hợp, thuốc lắc…dẫn đến ảo giác, hoang tưởng rồi dẫn đến hành vi tự hại. Chúng dễ dàng tiếp cận được những chất độc hại đó.

Ở tuổi teen cái giữ lại là tình yêu thương của bố mẹ. Nhưng gia đình lại chính là một trong nguyên nhân gây tử vong ở trẻ. Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình mà cha mẹ không hạnh phúc, gia đình có tiền sử về tự tử thì nguy cơ cao. Theo thống kê những đứa trẻ tự tự lại thường sống với cha mẹ. Vậy kỳ vọng vào con cái cũng là nguyên nhân dẫn tự tử ở trẻ. Mức độ gắn kết giữa cha mẹ và con cái sẽ như cái phao để cứu rẻ khỏi tự sát.

Chính tình yêu thương, sự gắn kết giữa ba mẹ con cái, giữa giáo viên với học sinh sẽ ngăn trẻ khỏi tự tự.

Đánh giá và tham vấn tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Contact Me on Zalo