fbpx

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

“Ông bà sinh ra tôi để tôi khổ thế này! Tôi hận ông bà!”.

  • Câu nói vọt ra từ miệng cậu con trai làm người mẹ già chết lặng. Tôi đã chứng kiến cảnh tượng đau đớn đó của gia đình người hàng xóm có con mắc bệnh trầm cảm đã vài năm nay. Theo như bà H. mẹ của bệnh nhân kể: Chuyện cậu con mắng chửi mạt sát bố mẹ xảy ra như cơm bữa nhưng lần nào bà cũng thấy tan nát cõi lòng. Sinh con ra ai chẳng muốn con mình được mạnh khỏe, bình thường như bao người. Vậy mà có một đứa con mắc bệnh tâm thần thì cũng như cầm chắc cái vé buồn đau, không niềm vui cho những tháng ngày sau của cuộc đời. Đây cũng là nỗi lòng của những gia đình có người thân mắc bệnh về sức khỏe tâm thần. 
  • Cuộc sống có quá nhiều vấn đề phải đối mặt việc một người gặp phải vấn đề sức khỏe tâm thần là không tránh khỏi. Cái đầu nơi trung ương thần kinh là nơi quan trọng nhất của con người. Bạn bị đau đớn về thể xác nhưng trung tâm điều khiển minh mẫn, tỉnh táo thì mọi việc sẽ dễ dàng vượt qua. Nhưng khi vấn đề lại nằm ở cái đầu thì mọi việc rất nhỏ cũng trở nên quá khó khăn và khó kiểm soát.

Nên thực tế phải khẳng định một điều: không căn bệnh nào gây đau đớn cho người bệnh và người thân của họ như bệnh tâm thần

  • Người mắc bệnh lý liên quan đến tâm thần họ thấy cuộc sống một màu buồn chán, bi quan, bế tắc. Năng lượng tiêu cực đó ảnh hưởng sâu sắc đến những người xung quanh đặc biệt là người thân. Một gia đình có người bệnh luôn mang không khí trầm buồn. Điều này cực kỳ tai hại vì nó không những hủy hoại dần về tinh thần và thể xác của một người mà cả những người sống bên họ.
  • Chị K. 35 tuổi, không con cái sống với bố mẹ. Chị sống với bệnh rối loạn lo âu đã hơn chục năm. Chị mang bệnh không được phát hiện chữa trị kịp thời nên giờ lệ thuộc vào thuốc, thường xuyên trong tình trạng chán nản, thất vọng, khóc lóc, cáu giận vô cớ. Gia đình nghĩ chị K. bị ma nhập nên cho đi chùa chiền, cúng bái, chữa thầy tướng, thầy cúng đủ kiểu mà bệnh chị không thuyên giảm. Mẹ chị 70 tuổi vẫn chăm sóc để mắt đến chị như một đứa trẻ. Bà mắc bệnh mất ngủ kinh niên vì luôn lo lắng cho tương lai của con. 
  • Anh T. 40 tuổi vẫn rượt đuổi đánh bố mỗi khi căng thẳng. Anh vừa lấy vợ – một cô gái thôn quê hiền lành bố mẹ cưới cho để làm bầu bạn nhưng cuộc hôn nhân đó chẳng được bao lâu. Cô gái quê mùa cam chịu cũng phải bùng nổ trước tính tình thất thường, ưa bạo lực, nói lảm nhảm suốt ngày của người chồng và nhất quyết đòi ly hôn. Bố mẹ già lại ê chề đau đớn trước đứa con to xác mà không hiểu chuyện. Anh T. mắc rối loạn hưng trầm cảm nhưng không được theo dõi, điều trị và tiến triển bệnh ngày càng nặng.

Vậy phải làm gì để san sẻ nỗi đau cho người bệnh và giảm nhẹ gánh nặng cho gia đình người bệnh?

  • Những trường hợp trên trong rất nhiều trường hợp là do gia đình bản thân người bệnh không ý thức được vai trò của sức khỏe tâm thần. Nên khi có dấu hiệu không quan tâm chữa trị mà nghĩ đó là tâm trạng, tính cách của mỗi người. Điều này thuộc về nhận thức và thói quen của người Việt. Khi gặp vấn đề về sức khỏe thể chất thì đến ngay bác sĩ để điều trị. Nhưng khi gặp các triệu chứng về sức khỏe tâm thần như lo âu, bồn chồn, bất an, chán ăn, khó ngủ…  thì mặc kệ hoặc tìm yếu tố bên ngoài giải khuây. Đa số không biết phải gặp ai? Làm thế nào khi gặp các vấn đề về tâm thần? Liệu việc chữa trị có hiệu quả không? Họ thường mang tâm lý e ngại khi đến các phòng khám tâm thần vì sợ kỳ thị xã hội cho rằng bị “điên”, “thần kinh”. Sợ đến gặp các chuyên gia tâm thần nhưng lại tìm đến cầu cứu thầy cúng, thầy bói để bệnh ngày càng trầm trọng hơn và dẫn đến hê lụy. Theo con số thống kê mới nhất có 20% số người gặp vấn đề về tâm thần được quan tâm chữa trị. Đây là con số rất nhỏ so với số người bị mắc bệnh. Gánh nặng đổ lên vai người bệnh và người thân của họ. Theo số liệu thống kê gần nhất của Viện Sức khỏe Tâm thần có đến 30% dân số Việt Nam mắc các rối loạn tâm thần và 25% trong số đó mắc trầm cảm. Mỗi năm có 40.000 ca tự tử có liên quan đến sức khỏe tâm thần (chỉ đứng sau số người chết do tai nạn giao thông). Những con số thật sự đáng sợ! 
  • Để có một xã hội khỏe mạnh chúng ta cần những gia đình khỏe mạnh và gia đình đó chỉ thực sự mạnh khỏe khi mỗi cá nhân của nó là cơ thể khỏe mạnh cả thể chất lẫn tinh thần. Hãy cùng chung tay xóa bỏ kỳ thị với những người mắc bệnh tâm thần. Các cơ quan chức năng tăng cường việc nhận thức và giáo dục về sức khỏe tinh thần cho người dân. Khi thấy bản thân và người thân của mình có các dấu hiệu như cảm giác bất an, sợ sệt, cáu giận, buồn rầu, lo âu, chết lặng, ấm ức, ăn không ngon, chán ăn, khó tập trung và khó quyết định, khó ngủ; phản ứng thể chất như đau đầu, đau cổ, đau bụng…kéo dài quá 2 tuần cần đi thăm khám để được điều trị dứt điểm. Để kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn lo âu, trầm cảm thậm chí là tự tử. Phát hiện càng sớm và trị liệu càng sớm thì khả năng khỏi bệnh hoàn toàn càng cao.
  • Trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần Braincare ra đời với mục đích làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm trợ giúp khi cần thiết. Đồng hành và giúp người bệnh vượt qua tổn thương về tâm thần để trở lại cuộc sống bình thường bằng phương pháp trị liệu tâm lý được đánh giá là hiệu quả nhất hiện nay– Nghệ thuật tỉnh thức.
  • Nghệ thuật tỉnh thức là liệu pháp kết hợp tinh hoa của các phương pháp trị liệu khác nhau như: Trị liệu nhận thức hành vi, trị liệu hành vi thực tiễn, phương pháp trị liệu bằng phòng chiếu. Cốt lõi là lấy thân chủ là trung tâm và hỗ trợ giúp thân chủ tự trải nghiệm nỗi đau và tự vượt qua nỗi đau bằng các hoạt động nghệ thuật và kết nối bản thân. Mục tiêu chính là trị liệu chuyên sâu cho thân chủ về lo âu, trầm cảm, stress sau sang hấn, rối loạn cảm xúc lưỡng cực qua 6 hành trình.

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Contact Me on Zalo