fbpx

Tăng động giảm chú ý (ADHD)- Nỗi lo của phụ huynh ngày nay

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là chứng rối loạn hành vi ở trẻ. Nhận biết những dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở trẻ để điều trị sớm là điều vô cùng quan trọng. Do đó, khi trẻ có những dấu hiệu bị tăng động giảm chú ý, cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến trẻ. Việc nhận biết và chẩn đoán bệnh sớm thông qua các dấu hiệu, kiên trì điều trị sẽ giúp trẻ cải thiện đáng kể tình trạng bệnh, sớm hòa nhập và làm chủ cuộc sống.

Tăng động, giảm chú ý là gì?

  • “Rối loạn tăng động giảm chú ý”, thuật ngữ y khoa tiếng Anh là Attention Deficit – Hyperactivity Disorder (viết tắt là ADHD) để chỉ những trẻ em mất tập trung, hiếu động và hoạt động quá mức, dễ bị kích động bởi các kích thích bên ngoài.

Những con số biết nói

  • Một tổng hợp từ 102 nghiên cứu ở các vùng khác nhau trên thế giới cho thấy có khoảng 6,5% trẻ em và khoảng 2,7% thiếu niên có rối loạn tăng động giảm chú ý. 
  • Ở Mỹ, có 6,4 triệu trẻ em Mỹ độ tuổi từ 4-17 gặp vấn đề với ADHD.
  • Tỉ lệ gặp ADHD ở trẻ trai cao hơn khoảng hai lần so với trẻ gái, tỷ lệ này khác nhau theo từng dạng. 
  • Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiện nay chỉ có 3/10 trẻ ADHD được gia đình phát hiện sớm và can thiệp, còn lại 7/10 trẻ chưa được hỗ trợ. Trên 30% số trẻ ADHD này khi đến tuổi trưởng thành vẫn gặp nhiều khó khăn về nghề nghiệp, giảm hiệu quả lao động… và có những rối loạn về hành vi và cảm xúc, đặc biệt là những hành vi chống đối xã hội.
  • Các nghiên cứu cho thấy, có khoảng 30% trẻ bị rối loạn tăng động, giảm chú ý mắc các rối loạn tâm lý nghiêm trọng khác như bị trầm cảmlo lắng. 

Tăng động giảm chú ý ảnh hưởng nghiệm trọng đến trẻ không?

  • Dễ nổi cáu và làm theo ý của mình.
  • Hành động thiếu suy nghĩ.
  • Thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm đến bản thân và người khác.
  • Không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • Kết quả học tập sa sút.
  • Khó giao tiếp, hoà nhập với mọi người xung quanh.
  • Tính khí hung hăng và có xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề.
  • Dẫn đến rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc (nếu không được can thiệp sớm).

Nguyên nhân của tăng động giảm chú ý 

Hiện nay, nguyên nhân gây ra hội chứng vẫn chưa xác định được rõ ràng. Nhiều chuyên gia tin rằng tăng động có thể được gây ra bởi các nguyên nhân sau:

  • Yếu tố di truyền: Tăng động là một rối loạn phát triển có tính chất gia đình. Nhiều trường hợp trẻ thừa hưởng gen từ cha mẹ.
  • Rối loạn các chất hóa học trong não bộ: Sự mất cân bằng giữa các chất dẫn truyền thần kinh nằm trong vỏ não có thể góp phần gây ra chứng rối loạn tăng động.

Các yếu tố nguy cơ như :

  • Độc tố môi trường: thói quen sử dụng rượu, ma túy và thuốc lá của người mẹ trong khi mang thai, có tiền sử lạm dụng, bỏ bê trẻ em, nuôi dưỡng trẻ ở nhiều nơi, nhiễm trùng làm tăng nguy cơ mắc của trẻ. Hoặc trẻ sống trong môi trường nhiễm chì trước 6 tuổi cũng là đối tượng có nguy cơ mắc cao hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng: một số yếu tố dinh dưỡng như nhạy cảm với hóa chất trong thực phẩm, thiếu acid béo, kẽm và nhạy cảm với đường có thể liên quan đến chứng rối loạn tăng động.

Dấu hiệu nhận biết 

  • Vui buồn thất thường, nổi cáu.
  • Hiếu động, nghịch ngợm quá mức.
  • Không tập trung.
  • Bốc đồng, hấp tấp, nóng nảy.
  • Quên và mất đồ.
  • Trí nhớ kém.
  • Quậy phá người khác.
  • Khó chịu khi phải chờ tới lượt mình. 
  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ.
  • Không nỗ lực lâu dài và dễ bỏ cuộc.
  • Sắp xếp công việc và quản lý thời gian kém.
  • Phát triển chậm ở một số lĩnh vực so với các bạn.
  • Biểu hiện tăng động giảm chú ý ở mỗi trẻ sẽ khác nhau tùy theo từng giai đoạn phát triển. Càng phát hiện sớm (nên trước 3 tuổi) thì trẻ sẽ biết cách kiểm soát hành vi của mình và hoà nhập được với các bạn. 

Làm gì để hỗ trợ trẻ tăng động giảm chú ý

  • Thực hiện phối hợp 3 giải pháp sau, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của gia đình trong việc phát hiện sớm trẻ tăng động giảm tập trung và đưa con đến các trung tâm tâm lý – giáo dục để được can thiệp kịp thời. 
  • Can thiệp, trị liệu hành vi, nhận thức.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt.
  • Điều trị bằng thuốc.

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
 Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.
Contact Me on Zalo