-
Trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên - Con số đáng lo ngại
- Trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên - lời cảnh tỉnh đối với cha mẹ
- Trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên - nguyên nhân từ đâu
- Trầm cảm - khi sang chấn tâm lý cũng là thủ phạm
- Nguyên nhân sinh học dẫn tới việc con bị trầm cảm
- Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là trầm cảm
- Đánh giá trị liệu tại BrainCare
Trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên - Con số đáng lo ngại
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cảnh báo: Có tới 15% – 30% thanh thiếu niên tại Việt Nam đang đối mặt với các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Trong đó, trẻ em gái có nguy cơ mắc trầm cảm và lo âu cao hơn đáng kể so với trẻ em trai. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu nội bộ của Bệnh viện Nhi Trung Ương cũng cho thấy 26,3% trẻ em bị trầm cảm. 6,3% trẻ từng nghĩ đến cái chết. 4,6% trẻ đã lên kế hoạch tự tử. và 5,8% trẻ đã từng cố gắng tự tử. Trong một cuộc khảo sát khác tại Hà Nội (2012-2013). 21,4% trẻ em gái và 7,9% trẻ em trai trong độ tuổi 16-18 đã từng có ý nghĩ tự tử chỉ trong vòng một năm
Trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên - lời cảnh tỉnh đối với cha mẹ
Trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên - nguyên nhân từ đâu
Tình trạng trẻ bắt chước hành vi, cảm xúc, cách phản ứng của người lớn xung quanh (còn được gọi là tập nhiễm hành vi) được các nhà tâm lý học và khoa học xã hội xếp vào nhóm nguyên nhân chính dẫn tới trầm cảm ở trẻ em. Nếu cha mẹ thường xuyên thể hiện thái độ tiêu cực, bi quan, lo âu, cáu giận hoặc than vãn. Trẻ có xu hướng bắt chước, học theo mô hình phản ứng trên một cách vô thức và dần hình thành lối tư duy tiêu cực. Và tư duy tiêu cực chính là yếu tố dẫn tới trầm cảm ở trẻ em.
Sống trong môi trường bất lợi về tinh thần như: Con phải chịu nhiều áp lực, gia đình bất hòa, bố mẹ không hạnh phúc. Hoặc con thường xuyên bị bạo hành, đánh đập… chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên trầm cảm. Môi trường sống độc hại về tinh thần là tiền đề, khiến sự tự tin của con bị đánh mất. Con lạc lõng, không nhận thức được giá trị của bản thân. Bị cuốn vào những suy nghĩ “Con luôn sai” “Con là đồ vô tích sự” “Không ai hiểu con” “Không ai muốn lắng nghe con”… Để rồi, mầm mống của trầm cảm hình thành. Âm thầm lớn dần lên bên trong con và nuốt chửng con khi con không thể chịu đựng thêm nữa
Trầm cảm - khi sang chấn tâm lý cũng là thủ phạm
Những cú sốc tâm lý trong cuộc sống – như mất người thân, bị tổn thương nặng nề trong các mối quan hệ xã hội. Hoặc trải qua biến cố lớn, cũng có thể là tác nhân dẫn đến trầm cảm ở trẻ. Khi cảm xúc đau buồn vượt quá khả năng chịu đựng. Não bộ sẽ phản ứng bằng cách thay đổi hoạt động hóa học. Làm mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh. Hậu quả là trẻ có thể rơi vào trạng thái buồn bã kéo dài, mất hứng thú với mọi thứ. Và dần dần phát triển các biểu hiện trầm cảm.
- Trường hợp thứ nhất: Trẻ trải qua một cú sốc rất lớn mà trước đây trẻ chưa từng trải qua.
- Trường hợp thứ hai: Trẻ liên tục sống trong một môi trường mà trẻ cảm thấy bị dày vò, trói buộc tinh thần trong một khoảng thời gian dài.
Nguyên nhân sinh học dẫn tới việc con bị trầm cảm
- Serotonin: giúp điều chỉnh tâm trạng và giấc ngủ
- Dopamine: tạo cảm giác hạnh phúc và động lực
- Norepinephrine: hỗ trợ phản ứng với căng thẳng và giữ sự tỉnh táo
Có tới 30% nguy cơ mắc trầm cảm nặng có nguồn gốc từ di truyền. Do đó, nếu trong gia đình có người thân ruột thịt có tiền sử bị các rối loạn tâm thần. Trẻ sẽ có nguy cơ cao hơn nhiều lần so với trẻ không có tiền sử gia đình
Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là trầm cảm
Bên cạnh các nguyên nhân nêu trên, việc sử dụng một số các loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là trầm cảm. Điển hình là thuốc beta-blockers hoặc corticosteroids. Các loại thuốc này có thể gây nên tình trạng mất điều hòa các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ. Khiến cho cơ thể dễ rơi vào trạng thái lo âu, buồn bã và chán nản. Trong một số trường hợp, việc ngừng sử dụng thuốc đột ngột cũng có thể gây ra tình trạng trầm cảm tạm thời do mất cân bằng hóa học thần kinh trong não bộ. Ngoài ra, các chất kích thích như ma túy, rượu bia v.v… cũng là các tác nhân gây ra tình trạng trầm cảm ở vị thành niên..
Đánh giá trị liệu tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.