Dùng roi vọt, mắng chửi hoặc những lời lẽ có tính chất so sánh với đối tượng khác để giáo dục trẻ em không mang lại hiệu quả tích cực, thậm chí phản tác dụng. Cách giáo dục trẻ em khoa học, hiệu quả nhất là người thân và cộng đồng đồng hành với con trẻ từ trong suy nghĩ tới hành động, đối xử với trẻ dựa trên tình yêu thương.
Trẻ em dễ bị tổn thương
- Không ít người có quan niệm “Yêu cho roi cho vọt”, muốn trẻ em ngoan ngoãn thì phải dạy dỗ, uốn nắn trẻ thật nghiêm khắc. Từ suy nghĩ ấy, nhiều phụ huynh hay quát mắng, “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với con khi phát hiện con trẻ có lời nói, thái độ, hành vi khiến họ không hài lòng. Trong một số trường hợp, trẻ em là đối tượng trút giận của người lớn mỗi khi họ không vui.
- Tại những “địa chỉ tin cậy”, “ngôi nhà tạm lánh”, “ngôi nhà bình yên” dành cho phụ nữ và trẻ em bị bạo hành cư trú tạm thời, phía sau mỗi đứa trẻ ở đây là một câu chuyện dài về bạo lực. Chỉ tính riêng những vụ việc có tính chất nghiêm trọng, trung bình mỗi năm, cả nước có khoảng 2.000 vụ bạo lực, xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý.
- Mỗi trẻ em sinh ra đều có quyền được hạnh phúc, chính vì thế bố mẹ hãy bình tĩnh và làm chủ được hành vi của mình. Đừng để tuổi thơ của con gắn liền vời đòn roi và khóc tủi bố mẹ nhé!
- Bà Nguyễn Phương Linh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững (MDS) cho biết, trong những cuộc đối thoại, thảo luận xung quanh nội dung giáo dục trẻ em diễn ra gần đây, đa số trẻ em nói rằng vấn đề khiến các em lo sợ nhất là bị bố mẹ quát mắng, đánh đập; các vấn đề có thể xảy ra tại trường học như bị điểm kém, bị cô lập, bị giáo viên phê bình… Về phía phụ huynh, 100% số người tham gia thảo luận đều im lặng trước câu hỏi: Ai chưa từng đánh con?…
Đòn roi chỉ là sự bất lực của cha mẹ
- Bà Nguyễn Thị Thắm, Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần Braincare chia sẻ, những đứa trẻ hay bị đánh, chửi thường có tâm lý chống đối, tiềm ẩn nguy cơ phát triển lệch lạc, ưa bạo lực khi trưởng thành.
- Khoa học đã lý giải, thực tiễn đã chứng minh, cách giáo dục trẻ em bằng sự mềm mỏng, tình yêu thương mang lại hiệu quả toàn diện hơn.
- Khi nóng giận, thay vì la hét, người lớn nên ra chỗ khác, xả hết cơn bực tức rồi quay lại đối thoại với trẻ. Chỉ cần vài phút khống chế cảm xúc tiêu cực, bố mẹ sẽ không sử dụng đòn roi, to tiếng với con.
- Để giáo dục trẻ em theo hướng tích cực, người lớn hãy cùng trẻ tháo gỡ khó khăn và tìm hướng khắc phục lỗi lầm. Muốn trẻ không làm điều gì đó, người lớn nên đưa ra lời cảnh báo thay vì áp đặt. Chẳng hạn: “Bố không muốn mắng con đâu, nhưng nếu con vẫn tiếp tục không nghe lời, bố sẽ giận đấy”; “Đến giờ đi ngủ rồi, con có cần thêm 10 phút để chơi không?; “Mẹ đồng ý cho con thêm 10 phút, sau đó là hết giờ quy định đấy nhé”… Trong trường hợp biết mình sai, người lớn cần xin lỗi để trẻ thấy được sự công bằng, tôn trọng.
- Dẫu biết thay đổi nếp nghĩ, thói quen trong mỗi người là không dễ, song những người làm cha mẹ, người có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ em không thể bỏ qua hình thức giáo dục không bạo lực. Trước các vụ việc có tính chất bạo lực do chính trẻ em gây ra ngày một tăng, tỷ lệ thanh, thiếu niên gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần ngày một lớn, yêu cầu này càng trở nên cấp thiết.
Đánh giá và trị liệu tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.
Đăng kí tư vấn