Trong những năm gần đây, nhiều cặp vợ chồng bắt đầu băn khoăn về việc có nên sống chung trước hôn nhân hay không. Đây không phải là điều mà những người ở thế hệ trước phải đắn đo suy nghĩ nhiều vì nó là điều chẳng bao giờ được nhắc tới. Tuy nhiên, ngày nay, việc “sống thử” ngày càng trở nên phổ biến và được chấp nhận, nhưng có rất nhiều điều cần được cân nhắc trước khi dọn về ở chung..
Sống thử là gì?
- Sống thử hay sống thử trước hôn nhân là một cụm từ thường được truyền thông Việt Nam, đặc biệt là báo mạng, dùng để chỉ một hiện tượng xã hội, theo đó các cặp đôi có tình cảm về sống chung với nhau như vợ chồng, nhưng chưa tổ chức hôn lễ cũng như đăng ký kết hôn.
- Các nguồn hàn lâm hơn (như nghiên cứu khoa học, luật pháp…) thì sử dụng cụm từ có khái niệm tương tự là “chung sống như vợ chồng phi hôn nhân”.
Thực trạng của sống thử
- Theo thống kê của khoa Xã hội học Đại học Mở TPHCM, năm 2010, có khoảng 1/3 các bạn trẻ sống thử trước hôn nhân.
- Theo một nghiên cứu của Trung tâm Xác suất Sức khỏe quốc gia Mỹ, năm 2015, 67% các cặp vợ chồng hiện tại đã sống cùng nhau trước khi cưới.
- Theo thống kê tại Việt Nam thì sống thử trước hôn nhân, đặc biệt là ở sinh viên, có trên 90% các cặp đôi tan vỡ, bởi họ chưa có khả năng tự quyết định cuộc sống của mình, chưa có công ăn việc làm ổn định.
- Khảo sát ở Đại học Y dược Thái nguyên, 100% sinh viên sống thử đã có quan hệ tình dục với nhau, nhưng chỉ có 48% có sử dụng biện pháp tránh thai. Khi có thai 43% chọn giải pháp nạo phá thai, chỉ có 36% sẽ cưới.
Ưu điểm của sống thử
- Cho phép các cặp đôi tìm hiểu về sự hòa hợp lâu dài: sống thử cho phép các cặp đôi tìm hiểu rõ hơn không chỉ sự hòa hợp mà cả sự khác nhau trong lối sống, suy nghĩ,…Là sự trải nghiệm để thấy rằng hai người có yêu nhau đủ để thỏa hiệp, thay đổi cuộc sống cá nhân vì nhau không.
- Sự phân bổ trách nhiệm: trách nhiệm tài chính, quan hệ giữa 2 bên nội ngoại gia đình.
- Sự an ủi, đồng hành về mặt tinh thần.
- Đối với một số cặp đôi, đây là một biện pháp tiết kiệm chi tiêu.
- …
Nhược điểm của sống thử
- Sống thử là sự tự nguyện của cả hai mà không được pháp luật hay xã hội thừa nhận, chính vì vậy họ không chịu bất cứ sự ràng buộc hôn nhân hay nghĩa vụ gia đình nào theo quy định luật hôn nhân, điều này dẫn đến nhiều hệ lụy khi các cặp đôi xuất hiện bất đồng trong cuộc sống sinh hoạt. Đặc biệt khi xảy ra những chuyện ngoài ý muốn như có thai hoặc kết thúc việc sống thử và phân chia tài sản chung của hai người cũng gây ra nhiều rắc rối và tranh cãi.
- Thiếu sự hỗ trợ từ bên ngoài có thể làm suy yếu mối quan hệ của bạn.
- Không có không gian riêng, mất đi tự do vốn có.
- Định kiến xã hội.
- Không có sự ràng buộc, trách nhiệm rõ ràng dễ dẫn đến “đổ vỡ”.
- Tăng khả năng mang thai ngoài ý muốn.
Sống thử có nên hay không? Không ai trong chúng ta có thể khẳng định điều này. Tuy nhiên, sống thử phải đi kèm với trách nhiệm thật. Vì vậy, trước khi đưa ra quyết đinh, các bạn nên đánh giá, suy nghĩ thật kỹ các khả năng có thể xảy ra và quan trọng rằng mình có “trách nhiệm thật hay không nhé”.
Đánh giá và trị liệu tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.