fbpx

Vợ thả, chồng buông tài chính – cái kết không tưởng!

Tổng quan

  • Ít được nhắc đến khi yêu nhau nhưng lại đóng vai trò quan trọng khi chung sống, tiền bạc luôn là vấn đề ảnh hưởng lớn đến đời sống gia đình.
  • Có nhiều trường hợp liên quan đến tiền bạc đe dọa hạnh phúc gia đình như: Chi tiêu tiền bạc phung phí, vượt quá khả năng thu nhập. Rồi khi gặp khó khăn về tiền bạc thì tìm cách né tránh, che giấu các trở ngại cho đến khi không thể giấu được nữa.
  • Một trường hợp hay gặp khác là nợ nần quá nhiều, nhất là với một bên chồng hay vợ, tạo gánh nặng áp lực lên người còn lại. Còn có trường hợp chồng hay vợ tự ý cho vay tiền mà không thỏa thuận với vợ/chồng, thường những khoản vay này là từ người quen, nếu người vay không trả, chây ỳ thì rất khó thu hồi từ đó dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng.

  • Có một dạng khác đặc biệt là việc dồn mọi trách nhiệm tài chính lên một người, nhất là người chồng, từ đó dẫn đến việc người kiếm tiền thì dễ có thái độ thiếu tôn trọng, người còn lại mang tâm lý dựa dẫm, kéo theo sự sứt mẻ tình cảm.
  • Ở chiều ngược lại, cả hai đều kiếm ra tiền nên dẫn đến thiếu tôn trọng tiền bạc của nhau theo kiểu “không cần đến tiền của anh” hay “tiền của em, em cứ giữ mà xài”… là những câu nói dễ làm rạn nứt tình cảm khi xảy ra xung đột.

Hậu quả

  • Rõ ràng, đối với mọi gia đình ở mọi độ tuổi, việc quản lý tài chính đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới hạnh phúc gia đình. Với thực trạng xã hội hiện nay, nhiều gia đình trẻ đang gặp phải những sai lầm nghiêm trọng trong quản lý thu chi dẫn tới mâu thuẫnđổ vỡ trong hôn nhân.

Nguyên nhân quản lí sai

  • Không có kế hoạch rõ ràng: Vì mới cưới nên các cặp vợ chồng thường có suy nghĩ thong thả, để chơi dần rồi tính, và thế là có đồng nào xào ngay đồng đó. Hệ quả tất yếu là năm đầu tiên chung sống, rất nhiều người không thể tiết kiệm được đồng nào. Để rồi khi có việc cần đến chi tiêu thì vợ chồng mới “kêu trời” lấy tiền đâu ra. Đây là thực trạng dễ gặp ở nhiều gia đình.
  • Không có quỹ dự phòng cho các sự cố rủi ro: Cuộc sống gia đình luôn có nhiều sự việc bất ngờ xảy đến, có thể là ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp, sụt giảm thu nhập,.. Những tình huống này sẽ khiến bạn phải chi tiêu một nguồn tiền phát sinh không hề nhỏ, đặc biệt khi gia đình có thêm thành viên mới. Hãy dành 15 – 20% thu nhập của gia đình để xây dựng cho quỹ dự phòng này. 
  • Không thống nhất về thói quen và phương án chi tiêu: Nếu ngay từ ban đầu cả hai vợ chồng không thống nhất về thói quen và phương án chi tiêu, thì sẽ xảy ra trường hợp “ấm ức”, “bực bội” với cách chi tiêu của người kia. Chị em cũng không thể tiết kiệm hiệu quả nếu chồng cứ vung tay quá trán. Và ngược lại, các anh chồng cũng khó quản lí được tài chính khi có cô vợ tiêu xài quá mức, không biết tiết kiệm cho sau này. 

  • Không phân chia trách nhiệm tài chính giữa vợ và chồng: Sau ngày cưới, hai vợ chồng cần bàn bạc và định rõ các trách nhiệm tài chính. Nếu không phân chia trách nhiệm tài chính từ ban đầu, khi cần đến những khoản tiền lớn, vợ chồng thường sẽ hoàn toàn rơi vào cảnh bị động.
  • Không giáo dục con cái về giá trị của tiền bạc: Trẻ nhỏ cần được biết về giá trị của tiền bạc và cách thức tiết kiệm từ nhỏ. Tùy độ tuổi của con, bạn có thể biến việc này thành những trò chơi vui nhộn, sao cho bé tiếp thu được và hình thành các tính cách tiết kiệm ngay khi còn nhỏ. 
  • Không chuẩn bị nguồn tài chính đảm bảo cho việc học hành của con cái: Khi sắp lên chức làm bố mẹ nhiều người mới giật mình phát hiện quỹ dự phòng hoàn toàn trống rỗng, không có tài chính để lo lắng cho con. 
  • (Theo Phụ nữ Việt Nam)

Biện pháp

  • Trả các khoản nợ sớm: Nợ nần luôn khiến bạn áp lực và mệt mỏi, vậy nên ưu tiên cho việc trả nợ không chỉ giúp bạn giữ uy tín với người cho vay mà còn là cách để bạn cảm thấy dễ chịu hơn, việc trả lãi cũng đỡ nặng nề theo mỗi tháng.
  • Đặt mục tiêu chung: “Vợ chồng sẽ tiết kiệm lương thế nào nếu hai vợ chồng không còn nợ tiền mua nhà nữa?”; “2 vợ chồng có kế hoạch ra sao nếu muốn mua ô tô trong 2 tháng nữa?”…Chia sẻ những mục tiêu chung với người bạn đời của mình, nhờ đó cả 2 mới có kế hoạch để phấn đấu và sớm đạt được kết quả.
  • Rõ ràng về vấn đề tài chính: Hãy thảo luận với nhau những vấn đề liên quan đến cách quản lý tiền bạc và cởi mở với những phương án giải quyết khó khăn liên quan. Rõ ràng vấn đề tài chính luôn là cách hạn chế được những xung đột không đáng giữa vợ chồng.
  • Nguồn dự phòng: Bạn cần bắt đầu xây dựng khoản tích lũy từ lúc mang thai hoặc khi con mới chào đời để đảm bảo cho con luôn có đủ điều kiện tối ưu duy trì việc học hành đến ít nhất 18 tuổi. Kế hoạch tài chính dài hạn dành cho việc học của con thực hiện càng sớm càng hữu ích, vì điều này sẽ giúp bạn bảo vệ con, bất kể cuộc sống xảy ra biến động như thế nào.

  • Quản lý tiền bạc một cách linh hoạt: Sẽ có những khoản chi phát sinh không có dự tính trước, hay những chi tiêu cá nhân có sự thay đổi theo nhu cầu phù hợp. Không nên cứng nhắc cố định một khoản chi tiêu của gia đình hàng tháng.

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
2 Góp ý
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
trackback
2 years ago

[…] Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ. […]

trackback
2 years ago

[…] phân bổ trách nhiệm: trách nhiệm tài chính, quan hệ giữa 2 bên nội ngoại gia […]

2
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Contact Me on Zalo