fbpx

Bất ngờ hé lộ nguyên nhân của mâu thuẫn gia đình?

Tại sao lại xuất hiện mâu thuẫn gia đình?

  • Điều kiện kinh tế ngày một phát triển đồng nghĩa với việc áp lực công việc cũng ngày một gia tăng, song hành với đó là những mâu thuẫn diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Có rất nhiều hình thái của mâu thuẫn, tùy vào từng trạng thái của một mối quan hệ, chúng ta sẽ biết nó có hình thái như thế nào. Bài viết này Braincare sẽ cùng bạn đọc đi tìm những hình thái mâu thuẫn nào đang tồn tại trong một gia đình.

Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay?

  • Ở Việt Nam theo báo cáo của ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, số vụ vợ chồng xin ly hôn đã tăng từ 22.000 vụ năm 1991, lên 44.000 vụ năm 1998. Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, năm 2001 có 54.226 vụ; năm 2002 có 56.487 vụ, từ ngày 1.1.2003 đến ngày 31.8.2003 có 41.326 vụ.
  • Trong số các nguyên nhân ly hôn thì nguyên nhân do “mâu thuẫn gia đình, bị đánh đập ngược đãi” chiếm tỉ lệ cao nhất. Năm 2000, nguyên nhân do mâu thuẫn gia đình, bị đánh đập ngược đãi là 29.372 vụ/tổng số 51.361 vụ, chiếm 57,18%. Năm 2002, nguyên nhân do mâu thuẫn gia đình, bị đánh đập ngược đãi là 29.254 vụ/tổng số 54.226 vụ, chiếm 53,9%. Từ tháng 1 đến tháng 8.2003, nguyên nhân do mâu thuẫn gia đình, bị đánh đập ngược đãi là 22.997 vụ/tổng số 41.326 vụ, chiếm 55,6.
  • Đặc biệt, tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1998, ly hôn do mâu thuẫn gia đình, bị đánh đập ngược đãi chiếm 50% và 64% tổng số vụ. [1] Lê Ngọc Văn (2021) Vài nét về thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay.

Mâu thuẫn gia đình mang lại nguy cơ gì?

  • Chúng ta có thể nhận thấy những nguy cơ rủi ro tiềm tàng xuất phát từ nguyên nhân mâu thuẫn gia đình, diễn ra ngày một gia tăng qua từng năm. Nếu không giảm thiểu được vấn đề này, hệ lụy tiêu cực sẽ diễn ra ngày một gia tăng. Không chỉ về mặt kinh tế và văn hóa – xã hội, lĩnh vực cần được quan tâm nhiều nhất là sức khỏe tâm thần của các thành viên trong gia đình có xung đột mâu thuẫn xảy ra sẽ như thế nào?

 

Các loại hình thái tồn tại của mâu thuẫn

  • Thứ nhất, mâu thuẫn gia đình giữa các thế hệ: Sự khác biệt lớn về lối sống, văn hóa, tư tưởng và hệ giá trị cũng như thế giới quan của 2 thế hệ. Thế hệ trước (ông bà, cha mẹ) thì sống trong nỗi mặc cảm cho rằng con cháu ngày nay không tôn trọng, không quan tâm đến ông bà, cha mẹ già mà chỉ biết sống cho riêng mình, xem họ như gánh nặng. Còn thế hệ sau (con, cháu) thì cho rằng ông bà, bố mẹ già lạc hậu, khó khăn, không hiểu, không thông cảm cho thế hệ trẻ… Bên cạnh đó, tâm sinh lý của người già có những biến đổi sâu sắc, nhưng đôi khi con cháu không nhận ra.

  • Thứ hai, Mâu thuẫn gia đình giữa cha mẹ con cái: Sự khác biệt về nhận thức và tâm lý tạo nên những xung đột giữa con cái và cha mẹ, từ cách nhìn nhận về hình thức bên ngoài cho đến những lối suy nghĩ bên trong. Ở lứa tuổi dậy thì các em bắt đầu có ý thức và chú ý đến vóc dáng và hình thức của mình về chiều cao, cân nặng, nước da, vấn đề học tập, kết bạn, giao lưu,… Trong khi đó cha mẹ vẫn giữ quan niệm cũ nên đôi khi không theo kịp với nhận thức của con về các mốt mới trong thời hiện đại. 
  • Thứ ba, mâu thuẫn gia đình do bất đồng quan điểm sống giữa vợ và chồng: Đây được coi là nguyên nhân “sóng ngầm” cho sự khởi nguồn của rất nhiều cuộc mâu thuẫn trong gia đình. Phần lớn mâu thuẫn vợ chồng xuất phát từ những chuyện vụn vặt trong cuộc sống thường ngày. Nhưng do nhiều người không thể kiềm chế lời nói, cảm xúc, hành động, lối hành xử, cách quan niệm của từng người, đã và đang làm tổn thương bạn đời. Nếu không được giải quyết tốt sẽ gây bầu không khí nặng nề, gây stress cho cả gia đình, làm tan vỡ hạnh phúc, khiến con hoang mang, sợ hãi, hoặc trở nên hư hỏng, bất cần đời.

  • Thứ tư, bạo lực gia đình: đây là “hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007).
  • Nguyên nhân có thể xuất phát từ các tệ nạn xã hội mà người chồng hoặc vợ mắc phải, như nghiện rượu, sa vào cờ bạc, kinh tế khó khăn, người chồng có tính gia trưởng, mất vị trí trụ cột trong gia đình, con cái vi phạm pháp luật (chiếm 63,7%).
  • Đời sống vợ chồng không được thoả mãn về tình dục thường dẫn đến sự phản bội trong tình yêu và hôn nhân, ngoại tình, dẫn đến gia đình tan vỡ. Đi kèm với đó là các vấn đề về tâm lý sẽ xuất hiện sau khi người vợ, hay con cái phải hứng chịu những nỗi đau về mặt thể chất và tinh thần sâu sắc như: rối loạn lo âu, hoảng sợ, căng thẳng, trầm cảm và rối loạn stress hậu sang chấn. 

Chúng ta cần làm gì?

  • Thứ nhất, về các thành viên cụ thể trong gia đình: Cần có sự lắng nghe, thấu hiểu, dành cho nhau nhiều thời gian để quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Biết cách chia sẻ những khó khăn mà mình gặp phải hay nói lên mong muốn của cá nhân một cách mềm mỏng và nhẹ nhàng. Tránh những cuộc mâu thuẫn không cần thiết sẽ giúp gia đình bạn và gia đình có một đời sống tinh thần khỏe mạnh và an toàn hơn. 
  • Thứ hai, về các tổ chức xã hội: đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh; cần quan tâm xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá trong đó đưa tiêu chí không có bạo lực gia đình, không lạm dụng rượu bia, không có tệ nạn cờ bạc, ma tuý để công nhận gia đình văn hóa.

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Contact Me on Zalo