fbpx

Con người quyết định tuyên chiến với trầm cảm

Nhận diện về trầm cảm

  • Trầm cảm là một dạng bệnh lý thuộc hệ rối loạn khí sắc, được mô tả là tình trạng suy sụp của tinh thần, tâm trí và thể chất với những triệu chứng buồn rầu, rũ rượi, đù đẫn, chán đời và kiệt sức.
  • Theo số liệu thống kê hằng năm tại các bệnh viện, tỷ lệ phụ nữ xuất hiện dấu hiệu của trầm cảm cao hơn nam giới. Số liệu của tổ chức Y tế thế giới công bố, có tới hơn 5,73% người mắc bệnh trầm cảm (đối với 100 triệu người mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần) trở thành gánh nặng bệnh tật tại khu vực Tây Thái Bình Dương.
  • Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ mắc 10 chứng rối loạn tâm thần phổ biến trong năm 2014 là 14,2%, trong đó có đến 2,45% tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm. Với những con số đáng báo động: năm 2015 tỷ lệ tự sát 5,87% trên 100.000 dân. [1]

9 biểu hiện trầm cảm (mức nặng)

  • Tâm trạng ảm đạm, buồn rấu, thất vọng (trẻ em có các cử chỉ cau có, bẳn gắt).
  • Không có cảm giác thích thú và quan tâm đến những sinh hỏa thường phải làm hằng ngày.
  • Cảm thấy cá nhân mình quá tầm thường, chẳng có có giá trị gì hoặc như có bị lỗi lầm qúa đáng nào đó.
  • Tư tưởng cứ bị ám ảnh bởi sự chết chóc, tự tử hay thật sự có ý định tự tử.
  • Đầu óc thiếu tập trung và thiếu quyết đoạn.
  • Tâm trí đờ đẫn và lú lẫn.
  • Khó ngủ hoặc ngủ li bì suốt ngày.
  • Cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.
  • Bị sụt cân không lí do hoặc bị lên cân quá đà do ăn uống vô độ.

Biểu hiện của trầm cảm vừa và trầm cảm nhẹ

  • Đối với Giai đoạn trầm cảm nhẹ: Hai hoặc ba trong số các triệu chứng trên thường có. Bệnh nhân thường đau khổ vì những điều này nhưng có thể sẽ có thể tiếp tục với hầu hết các hoạt động.
  • Đối với Giai đoạn trầm cảm vừa phải: Bốn hoặc nhiều hơn các triệu chứng trên thường xuất hiện và bệnh nhân có khả năng gặp khó khăn lớn trong việc tiếp tục các hoạt động bình thường [3]. 

Hệ quả khôn lường 

  • Gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt: Mất tập trung, ảnh hưởng đến giao tiếp và các mối quan hệ xã hội, gia tăng các tệ nạn, tự hủy hoại bản thân và nguy hiểm nhất là lựa chọn tự kết thúc cuộc đời.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất: Các chứng bệnh về tim mạch, suy giảm hệ miễn dịch, mất ngủ, đau đầu, giảm ham muốn tình dục,…
  • Chúng ta có thể thấy, hệ lụy khi một cá nhân mắc phải bệnh trầm cảm mà không được điều trị phù hợp sẽ kinh khủng đến mức độ nào. Nó có thể hủy hoại cả một cuộc đời con người, hoặc cá nhân sẽ phải chung sống với những triệu chứng thực thể tồn tại dai dẳng. Chất lượng cuộc sống sẽ suy giảm, sẽ tạo thành gánh nặng không chỉ cá nhân, mà kể cả gia đình và lớn hơn là xã hội.

Bạn cầm làm gì để vượt qua?

  • Trị liệu tâm lý: Hãy tìm cho mình một địa chỉ tin cậy để thăm khám và đánh giá vấn đề của bản thân.
  • Thuốc: Nếu trình trạng của em ở mức độ nặng, bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc theo chỉ dẫn.
  • Lắng nghe bản thân, gạt bỏ những vấn đề hoặc các mối quan hệ khiến bản thân phải lo lắng hay suy nghĩ quá nhiều.
  • Tìm các bài tập yoga hoặc tập thiền, để giảm căng thẳng và giải tỏa cảm xúc.
  • Chia sẻ với người thân, bạn bè.
  • Quan tâm đến bản thân, học cách chấp nhận thực tế của cuộc sống.

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Contact Me on Zalo