fbpx

Học sinh không bạo lực “chả biết” làm gì!

  • Tình trạng bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Vấn nạn bạo lực học đường đã trở thành tinh tức gây nhức nhối của ngành giáo dục và toàn xã hội. Bạo lực học đường hiện nay đang trở thành điểm nóng đáng được quan tâm của nhiều phụ huynh, thầy cô và nhà trường, là nỗi trăn trở của toàn xã hội.

Bạo lực học đường là gì?

  • “Bạo lực” hay “gây hấn”, “bắt nạt” là việc làm tổn thương người khác về thể chất, tinh thần một cách cố ý (ngay cả khi không đạt được mục đích).
  • Bạo lực học đường còn được gọi là gây hấn học đường, bắt nạt học đường là hiện tượng học sinh lớn hơn, mạnh hơn đe dọa học sinh yếu hơn và không có khả năng chống trả.
  • Bắt nạt mang đặc trưng của một hành vi cá nhân lặp đi lặp lại theo thời gian, nhằm mục đích thể hiện “sức mạnh” đối với người khác.

Thực trạng bạo lực học đường hiện nay

  • Theo ước tính của WHO thì mỗi ngày đều có khoảng 565 đứa trẻ hay các thanh thiếu niên tự sát vì không chịu nổi cảnh bị bạo hành học đường này. Cùng với đó là các vụ chấn thương mà nhập viện mỗi ngày với lý do trên.
  • Theo số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày).
  • Cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có 1 vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau.

  • Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội.
  • Tội phạm giết người độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17% tổng số tội phạm giết người trên cả nước.

Các loại hình bạo lực học đường

  • Đánh, đấm, tát, giật tóc, véo tai.
  • Đâm, chém.
  • Tấn công tình dục.
  • Nói xấu, bịa đặt, tung tin đồn ác ý, tung hình ảnh lên mạng, bị bêu riếu, gán ghép biệt hiệu xấu.
  • Chửi bới, dùng từ xúc phạm cha mẹ.
  • Nhắn tin đe dọa.
  • Ép buộc làm điều xấu.
  • Cô lập, khai trừ.
  • Trấn lột, phá hoại tài sản.

Đặc điểm của học sinh bạo lực và bị bạo lực

Đặc điểm của học sinh gây bạo lực:

  • Muốn kiểm soát người khác, muốn được nể phục, khó kiểm soát bản thân,
  • Có sức mạnh thể chất hơn so với học sinh bị bạo lực, chấp nhận sự tàn nhẫn.
  • Thường có kết quả học tập thấp.
  • Khó chấp hành các chuẩn mực.
  • Thường xuất thân trong gia đình ít có điều kiện vật chất, gia đình bạo lực và độc đoán, ít được cha mẹ yêu thương.
  • Có xu hướng ít quý trọng bản thân mình.
  • Tin rằng cách tốt nhất để đáp trả bạo lực là bạo lực.

Đặc điểm chung của học sinh bị bạo lực:

  • Có xu hướng sống khép mình.
  • Yếu đuối về thể chất, rụt rè, không có kỹ năng giao tiếp.
  • Thường là học sinh khuyết tật.

  • Có khác biệt về hình thể (sắc tộc, màu da, cân nặng, ngoại hình đẹp hoặc xấu…).
  • Có khác biệt về xã hội (giàu, nghèo, cha mẹ làm công việc đặc biệt).
  • Có khác biệt về năng lực (học giỏi, học dốt).
  • Có khác biệt về vị trí (làm lãnh đạo lớp, gần gũi với giáo viên).

Hậu quả của bạo lực học đường

  • Tổn thương về sức khỏe thể chất ở cả nạn nhân và thủ phạm
  • Sự tức giận dẫn đến nguy cơ mắc chứng tim mạch, giảm hiệu quả của hệ miễn dịch, mệt mỏi, kiệt quệ, tăng huyết áp, căng cứng cơ, co thắt bao tử.
  • Để lại những vết cào xước, thâm tím trên cơ thể nạn nhân.
  • Khả năng phải nhập viện hoặc mất mạng sống.
  • Về tâm lý, học sinh đi bắt nạt khi ý thức được hành động của mình thường xấu hổ với thầy cô, bạn bè, ngại tham gia các hoạt động tập thể, bị các bạn khác xa lánh.
  • Trẻ đi bắt nạt cũng trải nghiệm cảm giác sợ hãi, lo sợ bị trả thù.

Khắc phục bạo lực học đường

  • Đầu tiên để khắc phục tình trạng này thì cần phải xác định rõ nguyên nhân và đưa ra những giải pháp hợp lý cũng như thiết thực nhất, đảm bảo những biện pháp ấy được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ nhất.
  • Còn về phía học sinh, sinh viên hay thanh niên cần phải có ý thức tự rèn luyện, tìm hiểu, nâng cao nhận thức của bản thân mình. Ý thức được những hành động cũng như hậu quả khi thực hiện hành động bạo lực trong nhà trường.
  • Về phía nhà trường, cần tăng cường tương tác, trao đổi ý kiến, nâng cao nhận thức cho học sinh. Thực hiện nghiêm khắc bài trừ vấn nạn bạo lực học đường trong nhà trường.

  • Ngoài ra, còn cần phải có sự hợp tác của gia đình nhằm xây dựng mái nhà hạnh phúc, giáo dục nhân cách, phát triển các em theo hướng tốt hơn, tích cực hơn.
  • Với các em là nạn nhân của bạo lực học đường thì cần được hỗ trợ kịp thời cả về thể chất và tinh thần, tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

  Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.

 Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Contact Me on Zalo