fbpx

Lật tẩy những chiêu trò của Stress

Xã hội càng hiện đại con người càng phải đối mặt mặt nhiều áp lực gây ra hiện tượng stress (căng thẳng). Khoảng 74% dân số toàn cầu đang bị tình trạng căng thẳng, mệt mỏi quấy nhiễu. Khi bị stress thì nồng độ cotisol xuống thấp. Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi (stress) liên tục và kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, sức khỏe, thể chất và tinh thần của bệnh nhân, gây ra nhiều rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể, làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, kéo theo bệnh tim mạch, cao huyết áp, loạn dưỡng, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết dạ dày, nhức đầu, đau bụng, đau lưng, mất ngủ, chán nản, lo âu, buồn bã, rối loạn kinh nguyệt…

Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài sẽ khiến các gốc tự liên tục hình thành và phát triển. Hiện tượng này kéo theo nhiều rối loạn chuyển hóa lipid và tăng cường nồng độ cholesterol trong máu.

Không chỉ dừng lại ở đó, trạng thái căng thẳng thần kinh cũng kích thích cơ thể sản sinh nhiều adrenalin. Loại hormon thuộc nhóm catecholamin này có thể thu hẹp mạch máu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt oxy ở thành mạch, tim mạch và nhiều cơ quan khác. Những tác hại nghiêm trọng của tình trạng căng thẳng mệt mỏi bao gồm:

  • Bệnh tâm thần kinh: hoa mắt, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, cáu gắt, buồn phiền, suy giảm trí nhớ, trầm cảm
  • Bệnh tim mạchLoạn nhịp tim, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đánh trống ngực…
  • Bệnh tiêu hóaKhô miệng, hơi thở hôi, chán ăn, tiêu chảy, ăn không tiêu, chảy máu tiêu hóa, rối loạn chức năng đại tràng, viêm loét dạ dày – tá tràng…
  • Bệnh phụ khoa: Rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt…
  • Bệnh tình dục: Rối loạn cương dương, giảm ham muốn, xuất tinh sớm… 
  • Bệnh cơ khớpĐau khớp, đau lưng, run rẩy, chuột rút, máy mắt, co cứng cơ, cảm giác kiến bò ngón tay…
  • Triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, uể oải, suy sụp, dễ mắc bệnh dị ứng hoặc truyền nhiễm. Bên cạnh những ảnh hưởng đáng kể về mặt thể chất, tình trạng căng thẳng thần kinh cũng kéo theo nhiều tác động tiêu cực về mặt tinh thần như:
  • Run rẩy, mất ngủ: Khi bị áp lực, căng thẳng, bộ não sẽ tiết ra nhiều loại hormon khiến chúng ta khó chìm vào giấc ngủ. Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể cản trở quá trình phục hồi và sửa chữa tổn thương bên trong cơ thể, đồng thời dẫn đến hiện tượng tụt canxi, co quắp, run rẩy…
  • Suy giảm trí nhớ: Khi chúng ta căng thẳng, các tế bào não luôn ở trong trạng thái thiếu hụt oxy. Vì vậy, cơ thể sẽ trở nên uể oải, mệt mỏi đi kèm biểu hiện hay quên. Nếu phải đối mặt với áp lực quá mức thường xuyên, độc giả có thể bị co rút não, mất trí nhớ, suy giảm hệ miễn dịch, thậm chí trầm cảm trước tuổi 50.
  • Rối loạn tâm thần: Tình trạng căng thẳng thần kinh mạn tính không chỉ gây ra triệu chứng lo lắng, sợ hãi, nhạy cảm, hoảng loạn vô lý mà còn làm teo nhỏ bộ não và kéo theo nhiều dạng rối loạn tâm thần (ám ảnh xã hội, rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ, rối loạn căng thẳng sau chấn thương, rối loạn ám ảnh cưỡng chếtrầm cảm).

Có đến 90% dân số thế giới đã từng stress (căng thẳng). Cuộc sống hiện đại nhiều áp lực căng thẳng là điều không tránh khỏi. Nó bao gồm Nguyên nhân bên trong và bên ngoài. Hiểu về nguyên nhân để chúng ta có biện pháp phòng tránh phù hợp.

Yếu tố bên trong:

  • Ốm đau.
  • Ăn uống thiếu chất.
  • Mắc bệnh hiểm nghèo.
  • Thường xuyên suy nghĩ tiêu cực.
  • Đặt quá nhiều kỳ vọng không hợp lý.
  • Tạo áp lực cho bản thân.
  • Thường xuyên mất ngủ và sử dụng chất kích thích.

Yếu tố bên ngoài:

  • Mâu thuẫn xung đột với người xung quanh.
  • Gặp rắc rối trong vấn đề tài chính. 
  • Bệnh thành tích học tập,…
  • Sống trong môi trường nhiều tiếng ồn.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Môi trường ô nhiễm.
  • Gia đình bất hòa, người thân mất.
  • Các yếu tố xã hội.

Thói quen xấu:

  • Chế độ ăn xấu.
  • Ngủ thất thường, không giờ giấc.
  • Thiếu sự vận động cơ thể.

Phòng ngừa 

  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
  • Sắp xếp công việc hợp lý.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Luyện tập thể dục thể thao.
  • Không sử dụng chất kích thích.

Stress ở chừng mực nào đó sẽ giúp chúng ta tập trung làm việc, vượt qua được stress sẽ tạo động lực, rèn chúng ta nghị lực, chịu áp lực trước công việc và cuộc sống. Nhưng trầm cảm kéo dài sẽ dẫn đến thay đổi rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi dẫn đến bệnh trầm cảm khi thay đổi nhận thức, tâm lý trong não bộ. bản thân stress căng thẳng ai cũng phải trải qua, theo thống kê đến 90% đã trải qua cảm giác này. Chỉ cần nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, tạm gác công việc giúp chúng ta giảm được stress. Nhưng nếu để kéo dài dẫn đến trầm cảm chúng ta cần sự can thiệp của các chuyên gia tâm lý.

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng kí tư vấn

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Contact Me on Zalo