- Với các bạn, bạo lực học đường là gì? Tại sao nó lại diễn ra tại các trường học hiện nay? Có lẽ ai cũng đều nhận biết được vấn nạn này đang mang lại nhiều nhức nhối cho xã hội và rất nhiều nỗi lo sợ đối với mỗi bạn học của chúng ta. Một câu hỏi lớn đặt ra là “Điều gì thúc đẩy bạo lực học đường diễn ra?”.
Dưới tiếp cận Tâm lý học
- Cho rằng bạo lực học đường thuộc vào nhóm hành vi hung tính, nó đang là vấn đề nghiêm trọng mang tính toàn cầu đối với nhiều quốc gia hiện nay. Được xác định là kiểu hành vi tấn công, gây tổn hại hoặc thương tích cho người khác một cách có chú ý, vi phạm các chuẩn mực xã hội. Hành vi hung tính có thể lặp đi lặp lại và kéo dài. Nó được giải thích bởi những cơ chế hình thành và hoạt động như sau:
Cơ chế hình thành:
- Đối với người bình thường, khả năng cân bằng xung lực hay kiểm soát hành vi. Đối với người có hành vi hung tính, những trạng thái bên trong cơ thể có quá trình xung lực quá mạnh, khiến họ bị mất cân bằng trong khả năng kiểm soát hành vi. Chỉ nhận định đó là hành vi hung tính khi các vấn đề hành vi có biểu hiện dai dẳng và lặp đi lặp lại, kết hợp với tật chứng về hoạt động xã hội, học tập hay lao động.
- Những hành động đó vi phạm vào các quyền cơ bản của người khác hay chuẩn mực xã hội (xuất hiện trong vòng 12 tháng), trong đó có hành vi BLHĐ như: hung hãn với người và súc vật; thường bắt nạt đe dọa hay uy hiếp người khác; khởi xướng đánh nhau, dùng vũ khí có thể gây hại nghiêm trọng về thể chất cho người khác; độc ác đối với thể chất của người khác,…
Mô hình “bốn thành phần” của hành vi hung tính:
- (1) Sự kiện nảy sinh: sự giận dữ có thể nảy sinh dưới tác động của những kích thích gây cảm giác khó chịu như sự đau đớn, tiếng ồn, hành vi gây phẫn nộ.
- (2) Quá trình nhận thức của từng cá nhân: mô hình nhận thức xã hội ở mỗi trẻ khác nhau, trẻ dễ gặp khó khăn, sai lệch trong việc xử lý thông tin và các tín hiệu xã hội, phân tích/giải thích sai lệch các sự kiện.
- (3) Những phản ứng sinh lý: khả năng hận thức bị suy giảm sau khi nghe một lời đe dọa, thách thức, bị tẩy chay, bài xích của nhóm bạn cùng tuổi hoặc người khác.
- (4) Những phản ứng hành vi: bạo lực có thể được sử dụng để các em thể hiện sự giận dữ của mình, những hành vi thô bạo có thể là sản phẩm của sự tương tác giữa các cá nhân ở nơi mà những kĩ năng xã hội bị thiếu hụt.
Độ tuổi khởi phát?
- Theo DSM – V các hành vi đó có thể khởi phát từ 5 – 6 tuổi, nhưng thường ở cuối tuổi mầm non hay từ đầu tuổi thanh thiếu niên. Khởi phát ít gặp sau 16 tuổi. Sẽ giảm đi khi trẻ bước vào độ tuổi trưởng thành, nhưng vẫn còn một tỉ lệ nhỏ kéo dài hành vi này.
- Chính vì thế, chúng ta thường gặp các vụ bạo lực học đường hết sức nghiêm trọng diễn ra tại các trường THCS và thường với các em ở độ tuổi từ 11- 15 tuổi. Đây là giai đoạn cần gia đình và nhà trường hết sức lưu tâm, vì sự thay đổi về nhận thức, suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của các em ở độ tuổi này rất nhanh chóng và thất thường. Điều đó sẽ dễ khiến cho các em có những suy nghĩ và hành vi không phù hợp, tệ hơn là vi phạm đạo đức và pháp luật.
Các quan điểm giải thích nguyên nhân bạo lực học đường xuất hiện
- Tâm lý học giải thích dưới các lý thuyết tiếp cận: Theo trường phái Tâm động học cho rằng, nguồn gốc của hành vi hung tính không phải do bẩm sinh mà là sự đáp ứng lại sự hẫng hụt và đau đớn, những thiếu hụt về tình cảm ở thời thơ ấu; Thuyết tập nhiễm xã hội cho rằng, phần lớn các ứng xử của con người là do bắt chước. Nếu những nhà giáo dục, bố mẹ, thầy cô tỏ ra hung hãn thì trẻ sẽ bắt chước và trở nên hung hãn và ngược lại.
- Môi trường giáo dục: có mối quan hẹ giữa những trẻ hung bạo với đặc điểm của lối sống bố mẹ và môi trường xung quanh chúng sống. Kết quả nghiên cứu tại Chicago (Mĩ) cho thấy, trẻ em hung bạo là trẻ ít được người khác yêu mến và ít quan tâm đến các hoạt động của trường học. 96% cha mẹ của trẻ đã dùng những hình thức trừng phạt về thể xác đối với chúng.
- Yếu tố sinh học: Gen di truyền, thay đổi hormone,… ở trẻ độ tuổi thanh thiếu niên, đang diễn ra quá trình dậy thì chín vì thế mà tâm sinh lý có sự bất ổn định, thay đổi liên tục. Điều này khiến các em có cảm giác khó chịu, bối rối và dễ có các quyết định sai lệch.
- Tuy nhiên, cần tiếp cận các yếu tố một cách tổng thể, nhìn nhận hành vi hung tính hay bạo lực học đường dưới một mối quan hệ khăng khít với nhau. Điều quan trọng, việc nhà trường, phụ huynh có thể nắm bắt rõ hay tìm ra được nguyên nhân làm nảy sinh những hành vi nguy cơ đó, sẽ là một chìa khóa hữu ích trong việc giải quyết vấn đề cũng như tìm kiếm các cách thức can thiệp hiệu quả. Đối với các bạn học sinh, điều đó sẽ giúp các em nhận thức rõ ràng về bạo lực học đường, từ đó sẽ giúp các em có khả năng điều chỉnh hành vi, tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra, giảm thiểu được vấn nạn về bạo lực.
Giảm thiểu hành vi lệch chuẩn xã hội cùng chuyên gia Braincare
- Để giảm thiểu những hành vi lệch chuẩn xã hội, trong đó có hành vi bạo lực học đường chúng ta cần có một chiến lược hoặc tổ hợp các biện pháp cụ thể để mang lại hiệu quả tốt nhất. Đối với mỗi dạng hành vi, chúng ta cần có sự linh hoạt và biện pháp phù hợp. Chuyên gia Braincare chúng tôi khuyên rằng:
- Tại các nhà trường nên thiết lập phòng tâm lý học đường, nhằm can thiệp kịp thời các hành vi lệch chuẩn để giảm thiểu nạn bạo lực học đường ngày một gia tăng, bên cạnh đó hỗ trợ về tâm lý cho các em là nạn nhân của bạo lực.
- Tổ chức một số chương trình ngăn chặn hướng tới cải thiện các mối quan hệ gia đình, Nâng cao nhận thức và hiểu biết về tác hại của bạo lực học đường đem lại.
- Hoạt động ngoại khóa với các chương trình giảng dạy kỹ năng sống, kỹ năng xã hội, hướng dẫn các giải pháp xung đột và giải quyết vấn đề, như: giúp trẻ phát triển, cải thiện kỹ năng giải quyết tình huống ứng xử, kiểm soát cảm xúc,… sẽ mang lại hiệu quả tích cực, lâu dài trong việc giảm thiểu hành vi bạo lực ở trẻ.
Đánh giá và trị liệu tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.