fbpx

Quản trị bản thân – khó khăn nhưng đắt giá

Quản trị bản thân là gì?

  • Quản trị bản thân (hay còn gọi là quản lý bản thân) có nghĩa là khả năng điều chỉnh và kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình hiệu quả. Mục đích chính của quản lý bản thân là giúp định hướng sự nghiệp và đảm bảo mọi người luôn nỗ lực tìm kiếm cơ hội đến gần hơn với mục tiêu của mình.
  • Kỹ năng này cho thấy bạn có thể tự tổ chức và đưa ra ý tưởng của riêng mình cho bất kỳ dự án hay công việc teamwork nào. Đây là kỹ năng mà ai cũng nên có trong cuộc sống cũng như công việc.

Tại sao phải quản lý bản thân?

  • Câu hỏi chính đặt ra là “Nếu bạn không thể quản lý được bản thân, làm sao bạn có thể quản lý nhân viên hiệu quả?” Với vai trò là người dẫn dắt, các quản lý cần không ngừng phát triển khả năng của bản thân để có thể lãnh đạo đội nhóm hiệu quả.
  • Nếu cấp trên thường phải tiêu tốn nguồn lực để quản lý bạn, bạn sẽ bị xem là kẻ bòn rút thời gian, năng lượng của họ. Nhưng nếu bạn quản lý bản thân tốt, sếp sẽ xem bạn như một người biết tận dụng tối đa cơ hội và phát huy ưu điểm cá nhân. Nhờ đó họ sẽ tìm đến bạn mỗi khi cần giúp đỡ hay lời khuyên khi gặp khó khăn.

Muốn tự quản lý bản thân bạn cần phải làm gì?

Dưới đây là 7 điều bạn cần làm để tự quản lý bản thân được bậc thầy nghệ thuật lãnh đạo John C.Maxwell đề cập trong cuốn sách The 360o Leader (Tạm dịch: Nhà lãnh đạo 360o).

Quản lý cảm xúc

  • Quản lý cảm xúc là điều rất quan trọng, đặc biệt là với các nhà lãnh đạo bởi mọi hoạt động của họ đều có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều người khác.
  • Những nhà lãnh đạo giỏi biết khi nào nên thể hiện và khi nào nên trì hoãn cảm xúc. Đôi khi họ bày tỏ cảm xúc để tìm sự thông cảm và làm lay động người khác. Liệu đây có phải “mị dân” không? John C.Maxwell cho rằng không phải vậy, miễn sao điều đó tốt cho tổ chức và không phải là vì lợi ích cá nhân của họ. Tuy nhiên kiềm chế cảm xúc khác với phủ nhận và chôn vùi nó. 

Quản lý thời gian

  • Quản lý thời gian là vấn đề đặc biệt khó khăn đối với những người ở vị trí giữa một tổ chức. Những nhà lãnh đạo cấp cao có thể ủy quyền, những công nhân được trả tiền theo giờ và làm bất cứ điều gì có thể trong khoảng thời gian đó còn những người ở giữa thường chịu áp lực từ 2 nhóm trên và thường được kỳ vọng làm thêm giờ để hoàn thành công việc.
  • Thời gian là tiền bạc. Hãy nghĩ xem điều gì đáng để bạn dành trọn cả cuộc đời? Từ đó bạn sẽ có cách quản lý thời gian hiệu quả hơn.

Quản lý các ưu tiên

  • John C.Maxwell đề xuất cách quản lý các ưu tiên như sau:
  • 80% thời gian – làm những việc bạn giỏi nhất.
  • 15% thời gian – làm những việc bạn đang học hỏi.
  • 5% thời gian – làm những việc cần thiết khác.
  • Có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong thời gian đầu thực hiện nhưng bạn cần học cách giao quyền, tính kỷ luật và phải “nhẫn tâm” khi quyết định đâu là những việc không nên làm.

Quản lý năng lượng

  • Ngay cả những người giàu năng lượng nhất cũng có thể bị rút cạn năng lượng trong những tình huống khó khăn hoặc không biết cách phân bổ, sử dụng chúng. Có 3 nhóm hao mòn năng lượng mọi người thường mắc phải gồm: Làm những việc không quan trọng, Không có khả năng làm những việc thật sự quan trọng, Không có khả năng ứng phó với vấn đề.
  • Vì vậy để quản lý năng lượng bản thân tốt nhất, mỗi ngày bạn bên nhìn vào lịch làm việc của mình và tự hỏi “Việc nào là việc chính?”. Từ đó hãy đảm bạn mình có đủ năng lượng để thực hiện việc đó với sự tập trung và xuất sắc.

Quản lý lời nói

  • Các nhà lãnh đạo cấp cao thường không nghe lời bạn nói mà thường đánh giá cao hành động. Nếu họ ngừng việc đang làm lại để lắng nghe, những lời họ nghe sẽ có giá trị. Vì vậy hãy sử dụng ngôn từ hiệu quả nhất.
  • Nếu bạn muốn lời nói của mình có sức nặng, hãy để tâm nhiều hơn đến chúng Nếu bạn quản lý tư duy và tận dụng hiệu quả khoảng thời gian tập trung suy nghĩ, kỹ năng quản lý lời nói của bạn sẽ tiến bộ trông thấy. Đối với cấp trên, nếu bạn có điều gì đáng nói, hãy nói ngắn gọn và súc tích. Nếu không có gì đáng nói, đôi khi việc tốt nhất nên làm là giữ yên lặng.

Quản lý cuộc sống riêng

  • Điều cuối cùng, dù bạn làm việc và quản lý bản thân rất tốt ở chỗ làm nhưng cuộc sống của bạn là một mớ bung bét, cuối cùng mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ. Có ích gì khi leo lên đỉnh cao sự nghiệp nhưng hôn nhân lại tan vỡ, bạn trở thành người xa lạ với con cái?
  • “Không có thành công nào trong sự nghiệp đáng để ta phải hy sinh gia đình của mình”, John C.Maxwell cho biết. Vì vậy, John C.Maxwell định nghĩa thành công là có những người thân thiết nhất luôn yêu thương và tôn trọng mình. Ông muốn có được tình yêu và sự tôn trọng của vợ, con trước khi có sự tôn trọng của bất cứ ai làm việc với mình. Và bạn cũng thế chứ?

Quản lý suy nghĩ

  • Kẻ thù lớn nhất của suy nghĩ sâu sắc là sự bận rộn. Khi bạn muốn trở nên xuất sắc, hãy biết cách quản lý sự bận rộn quanh mình. Nếu bạn thấy nhịp độ cuộc sống quá gấp gáp và không có phút nào để suy nghĩ trong cả ngày làm việc, hãy tạo thói quen viết nhanh ra giấy 3 đến 4 điều cần đầu tư thời gian để tìm cách giải quyết. Sau đó tìm thời gian thích hợp để suy nghĩ về những điều đó.
  • Việc suy nghĩ chỉ mất khoảng 30 phút mỗi ngày, hoạc bạn có thể lưu lại những điều đó trong một tuần và dành thời gian xử lý trong ngày thứ 7, miễn sao đừng để quá lâu đến nỗi nó làm bạn nản lòng và sợ hãi.
  • Hãy nhớ một nguyên tắc: 1 phút> 1 giờ. Một phút suy nghĩ đáng giá hơn một giờ nói chuyện phiếm hay làm việc không có kế hoạch.

  Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Contact Me on Zalo