Rối loạn nhân cách và những điều bạn cần biết
- Đã bao giờ bạn nghe qua thuật ngữ rối loạn nhân cách chưa? Nếu đã được tiếp cận, chắc hẳn bạn sẽ rất tò mò về nội dung liên quan đến thuật ngữ này. Nếu chưa nghe bao giờ, hôm nay Braincare sẽ cùng bạn đi tìm hiểu những vẫn đề xoay quanh “ căn bệnh vô hình” mang tên rối loạn nhân cách.
Rối loạn nhân cách là gì?
- Bàn tới yếu tố bệnh lý chỉ khi nhân cách được xây dựng trên nền tảng của sự phòng thủ quá đáng của tính lo âu, loạn thần kinh hoặc ngược lại đẩy bệnh nhân tới ranh giới giữa sự bình thường và sự bất bình thường về mặt nhận thức, hành vi, cảm xúc.
- Theo bảng phân loại bệnh tật quốc tế (ICD – 10) [1], Là những mẫu hành vi ăn sâu và lâu dài, biểu hiện như những phản ứng không linh hoạt đối với một loạt các tình huống cá nhân và xã hội. Chúng đại diện cho những sai lệch cực độ hoặc đáng kể so với cách mà một cá nhân bình thường trong một nền văn hóa nhất định nhận thức, suy nghĩ, cảm nhận và đặc biệt là quan hệ với những người khác.
- Theo Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần (DSM – V), định nghĩa rối loạn nhân cách là một mô hình trải nghiệm nội tâm và hành vi lâu dài, sai lệch rõ rệt so với mong đợi của văn hóa cá nhân, có tính lan tỏa và không linh hoạt.
Rối loạn nhân cách là gì?
- Bàn tới yếu tố bệnh lý chỉ khi nhân cách được xây dựng trên nền tảng của sự phòng thủ quá đáng của tính lo âu, loạn thần kinh hoặc ngược lại đẩy bệnh nhân tới ranh giới giữa sự bình thường và sự bất bình thường về mặt nhận thức, hành vi, cảm xúc.
- Theo bảng phân loại bệnh tật quốc tế (ICD – 10) [1], Là những mẫu hành vi ăn sâu và lâu dài, biểu hiện như những phản ứng không linh hoạt đối với một loạt các tình huống cá nhân và xã hội. Chúng đại diện cho những sai lệch cực độ hoặc đáng kể so với cách mà một cá nhân bình thường trong một nền văn hóa nhất định nhận thức, suy nghĩ, cảm nhận và đặc biệt là quan hệ với những người khác.
- Theo Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần (DSM – V), định nghĩa rối loạn nhân cách là một mô hình trải nghiệm nội tâm và hành vi lâu dài, sai lệch rõ rệt so với mong đợi của văn hóa cá nhân, có tính lan tỏa và không linh hoạt.
Con số đáng báo động
- Tỷ lệ hiện mắc được báo cáo của rối loạn nhân cách ranh giới thay đổi nhưng có lẽ khoảng từ 1,7 đến 3% trong dân số chung, nhưng lên đến 15 đến 20% ở những bệnh nhân đang điều trị bệnh rối loạn tâm thần. Ở các cơ sở lâm sàng, 75% bệnh nhân rối loạn này là nữ, nhưng trong dân số chung, tỷ lệ nam giới và nữ giới là 1:1.
- J.Reich cũng như Kaplan đều đã đưa ra các con số là từ 6 tới 11,1% dân số có vấn đề về rối loạn nhân cách [2] . Đây là một con số đáng báo động, chúng ta cần phải cân nhắc vì điều này.
- Theo DSM-V, rối loạn nhân cách thường xuất hiện ở những người có đội tuổi vị thành niên hoặc giai đoạn đầu trường thành (tức là từ 10 đến 18 tuổi). Trong đó, một số điều kiện và khuôn mẫu hành vi xuất hiện sớm trong quá trình phát triển của cá nhân, là kết quả của các yêu tố hiến pháp và kinh nghiệm xã hội. (ICD – 10).
Các dạng rối loạn nhân cách
DSM-5 nhóm 10 loại rối loạn nhân cách thành 3 nhóm (A, B, và C), dựa trên các đặc điểm tương tự.
Nhóm A được đặc trưng bởi tính kỳ quặc hoặc lập dị. Nhóm A bao gồm:
- Paranoid: Không tin tưởng và nghi ngờ.
- Phân liệt: Mất quan tâm đến người khác.
- Loại phân liệt: Ý tưởng và hành vi lập dị.
Nhóm B được đặc trưng bởi tính kịch tính, xúc cảm, hoặc thất thường. Nhóm B bao gồm:
- Chống đối xã hội: Thiếu trách nhiệm với xã hội, không tôn trọng người khác, lừa dối, và thao túng người khác vì lợi ích cá nhân.
- Ranh giới: Không chịu được sự cô đơn và rối loạn điều chỉnh cảm xúc.
- Kịch tính: Tìm kiếm sự chú ý.
- Tự yêu bản thân: Dựa trên sự rối loạn điều chỉnh, lòng tự trọng dễ bị tổn thương và sự tự cao.
Nhóm C được đặc trưng bởi đặc tính lo âu hoặc sợ hãi. Nhóm C bao gồm:
- Né tránh: Né tránh sự tiếp xúc giữa các cá nhân do tính nhạy cảm về sự bị từ chối.
- Phụ thuộc: Tính phục tùng và nhu cầu phải được chăm sóc.
- Ám ảnh nghi thức: Chủ nghĩa hoàn hảo, cứng nhắc, và sự bướng bỉnh.
Các dạng rối loạn nhân cách
DSM-5 nhóm 10 loại rối loạn nhân cách thành 3 nhóm (A, B, và C), dựa trên các đặc điểm tương tự.
Nhóm A được đặc trưng bởi tính kỳ quặc hoặc lập dị. Nhóm A bao gồm:
- Paranoid: Không tin tưởng và nghi ngờ.
- Phân liệt: Mất quan tâm đến người khác.
- Loại phân liệt: Ý tưởng và hành vi lập dị.
Nhóm B được đặc trưng bởi tính kịch tính, xúc cảm, hoặc thất thường. Nhóm B bao gồm:
- Chống đối xã hội: Thiếu trách nhiệm với xã hội, không tôn trọng người khác, lừa dối, và thao túng người khác vì lợi ích cá nhân.
- Ranh giới: Không chịu được sự cô đơn và rối loạn điều chỉnh cảm xúc.
- Kịch tính: Tìm kiếm sự chú ý.
- Tự yêu bản thân: Dựa trên sự rối loạn điều chỉnh, lòng tự trọng dễ bị tổn thương và sự tự cao.
Nhóm C được đặc trưng bởi đặc tính lo âu hoặc sợ hãi. Nhóm C bao gồm:
- Né tránh: Né tránh sự tiếp xúc giữa các cá nhân do tính nhạy cảm về sự bị từ chối.
- Phụ thuộc: Tính phục tùng và nhu cầu phải được chăm sóc.
- Ám ảnh nghi thức: Chủ nghĩa hoàn hảo, cứng nhắc, và sự bướng bỉnh.
Hệ lụy nếu không điều trị kịp thời
- Nguy cơ tự sát ở những bệnh nhân này gấp 40 lần so với dân số chung; Khoảng 8 đến 10% số bệnh nhân này tử vong do tự sát.
- Nhân cách bệnh lý gây ra những lệch lạc của nhân cách, khiến chính thái độ và hành vi của đối tượng gây nên đau khổ cho chính họ cũng như xung quanh.
- Là nguồn gốc gây đau khổ hoặc sút giảm chức năng.
- Tác động đến quá trình sinh sống và cư xử đi lệch ra ngoài nền văn hóa tương quan với xã hội.
- Đầu cơ của nhiều bệnh lý liên quan đến tâm thần sau này, nếu không được can thiệp trị liệu phù hợp.
Phương pháp điều trị
- Các phương pháp trị liệu trở nên hiệu quả chỉ sau khi bệnh nhân thấy rằng các vấn đề của họ là ở bên trong chính họ, không chỉ là các nguyên nhân bên ngoài.
- Các liệu pháp tâm lý xã hội: là phương pháp điều trị chính.
- Thuốc: giúp kiểm soát các triệu chứng cụ thể chỉ trong các trường hợp chọn lọc – ví dụ như để kiểm soát lo âu đáng kể, cơn tức giận và trầm cảm.
- Các phương pháp trị liệu trở nên hiệu quả chỉ sau khi bệnh nhân thấy rằng các vấn đề của họ là ở bên trong chính họ, không chỉ là các nguyên nhân bên ngoài.
- Các liệu pháp tâm lý xã hội: là phương pháp điều trị chính.
- Thuốc: giúp kiểm soát các triệu chứng cụ thể chỉ trong các trường hợp chọn lọc – ví dụ như để kiểm soát lo âu đáng kể, cơn tức giận và trầm cảm.
Phương pháp điều trị
- Tài liệu tham khảo:
- [1]https://icd.who.int/browse10/2015
- [2] https://bvtt-tphcm.org.vn/roi-loan-nhan-cach/
- [3] https://www.msdmanuals.com
Đánh giá và trị liệu tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.