fbpx

Sống không cần có kỹ năng?

Cái nhìn khái quát

  • Theo UNESCO ba thành tố hợp thành năng lực của con người là: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Hai yếu tố sau thuộc về kỹ năng sống, có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệp. Trong đó kiến thức chiếm 4%, kỹ năng chiếm 26%, thái độ chiếm 70%.
  • Khi xã hội càng phát triển thì kỹ năng sống đối với con người càng trở nên cần thiết. Đã có rất nhiều người khẳng định rằng hơn 75% khả năng thành công của con người xuất phát từ kỹ năng sống. Vì thế, tầm quan trọng của kỹ năng sống trong xã hội hiện đại là rất lớn.
  • Có nhiều khái niệm về định nghĩa của kĩ năng sống, sau đây là 2 khái niệm của 2 tổ chức:

  • Khái niệm theo Unesco: Là năng lực của mỗi cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
  • Khái niệm theo WTO: Là những kỹ năng mang tính chất tâm lý xã hội và kỹ năng giao tiếp được vận dụng nhiều trong các tình huống hàng ngày. Với mục đích là để tương tác có hiệu quả với mọi người và giải quyết tốt những vấn đề, tình huống của cuộc sống.

Thực trạng đầy lo lắng

  • Bạo lực học đường, tự tử, quan hệ tình dục sớm, bỏ học, sống ích kỷ thiên về hưởng thụ, thiếu định hướng sống… đã trở thành những “chuyện thường ngày” trong một bộ phận không nhỏ giới trẻ.
  • Đó là vì họ thiếu kỹ năng sống – kỹ năng để có thể nhận biết giá trị của bản thân, giá trị của cuộc sống và giá trị của việc sống có ích. Và việc học để sống với thái độ tích cực chính là một trong những vấn đề then chốt của giáo dục hiện nay, khi mà kiến thức cho các em đến từ gia đình, xã hội, truyền thông chứ không chỉ là trách nhiệm của nhà trường.

Hậu quả

  • Thiếu kỹ năng sống dễ sa vào lối sống buông thả và hư hỏng: Không chỉ có học sinh cấp 3 hư hỏng, và bỏ bê việc học. Độ tuổi trẻ em hư dường như đang ngày càng trẻ hóa. Đó là một thực trạng đáng buồn hiện nay khi mà chúng ta chứng kiến các em học sinh cấp 2 cũng đánh nhau, bắt bạn quỳ xuống chỉ vì lỗi nhỏ. Ngoài ra, có không ít các em học sinh nam hút thuốc khi vừa ra khỏi cổng trường, bỏ tiết … Học sinh nữ đi học ăn mặc sai đồng phục. Đặc biệt là việc chửi bậy. Cứ trung bình 1 câu nói thì lại có vài từ chửi bậy tục tĩu.
  • Thiếu kỹ năng sống – Các em dễ ứng xử thiếu văn hóa: Học sinh ngày càng có nhiều mối quan hệ ở trường, lớp và cả bạn bè bên ngoài. Những mâu thuẫn nhỏ xảy ra trong cuộc sống hàng ngày khiến các em dễ dàng bị kích động. Tất cả những hiện tượng trên đều do các em đang thiếu kỹ năng sống một cách trầm trọng. Thiếu kỹ năng làm chủ bản thân, cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo vệ bản thân khỏi những tác hại tiêu cực, kỹ năng ứng xử…

  • Thiếu kỹ năng sống – ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai: Trẻ em được trang bị kỹ năng sống càng sớm thì càng vững vàng và dễ hoàn thiện bản thân. Những trẻ em từ nhỏ không được trang bị các bài học thiết thực từ bé, hoặc thường xuyên nghe cha mẹ cãi vã nhau, hoặc cha mẹ không có phương pháp giáo dục tối ưu… thì thường sai lệch trong suy nghĩ và lối sống. Đặc biệt trong môi trường xã hội hiện nay, có rất nhiều những hiện tượng tiêu cực tác động vào khiến nếu như không tự làm chủ được bản thân, các em dễ dàng hư hỏng.

Các loại kĩ năng sống cần thiết

Trong năm 2017, các tổ chức UNESCO, WHO và UNICEF đã thống nhất 10 kỹ năng sống cơ bản, được xem như cần thiết nhất cho tất cả mọi người:

  • Kỹ năng ra quyết định.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng tư duy sáng tạo.
  • Kỹ năng tư duy phê phán / suy nghĩ có phán đoán.
  • Kỹ năng truyền thông có hiệu quả.
  • Kỹ năng giao tiếp giữa người và người.
  • Kỹ năng tự nhận thức bản thân.
  • Khả năng thấu cảm.
  • Kỹ năng ứng phó với cảm xúc.
  • Kỹ năng ứng phó với stress.

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Contact Me on Zalo