fbpx

Tâm nóng giận là thuốc độc?

tam-cau-gian-la-thuoc-doc
Với guồng quay hối hả của cuộc sống, những áp lực vô hình đè nặng lên mỗi chúng ta, áp lực về tiền bạc, áp lực về sự kỳ vọng của người khác, áp lực hoàn thành công việc, áp lực làm cha mẹ… những áp lực ấy như một quả bóng căng chỉ chờ phát nổ. Khi quả bóng áp lực vỡ tung, cũng là lúc cơn giận dữ được trút bỏ, chúng ta cảm thấy như trút được bao nhiêu nặng nề. Ấy thế nhưng bạn có biết, ngoài những cảm giác thoải mái tức thời ấy, cơn tức giận còn mang lại những tác hại ngoài sự tưởng tượng.
 

Tức giận chính là "tự tổn thương"

  • Y học cổ truyền Trung Quốc đúc kết: Mọi bệnh tật đều xuất phát từ tâm mà ra. Sự giận dữ, trên thực tế, có tác động lớn, gây hại đến các cơ quan nội tạng của mỗi người. Thế nên người ta so sánh việc tức giận tương đương với việc tự tổn thương bản thân.
  • Các nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh, khi tức giận, lượng máu đổ về tim sẽ chuyển nhiều lên phần não và mặt, gây hiện tượng đỏ mặt, nóng đầu, bốc hỏa. Trong khi đó, lượng máu đổ về tim giảm đi, gây ra hiện tượng tim không co bóp nhịp nhàng, ảnh hưởng lớn đến cơ thể. Khi tức giận, cơ thể cũng sản sinh ra catecholamine gây tổn thương gan, tác động xấu đến dạ dày, phổi… của bạn.
  • Thế nên, nóng giận là nguồn gốc của nhiều căn bệnh, thậm chí dần dần rút mòn sức khỏe, sinh lực của một người bình thường.

Tức giận làm tổn thương người khác

  • Bạn nổi giận với bạn bè, họ sẽ rời xa bạn. Bạn nổi giận với người ruột thịt, với bạn đời, họ tổn thương, khổ đau, bạn cũng chẳng hạnh phúc gì. Suy cho cùng, chỉ có bạn thiệt thòi nhất mà thôi.
  • Khi tức giận, con người thường không kiểm soát được lời mình nói, cách mình hành động. Thậm chí, vì nóng giận, nhiều người rơi vào cảm xúc tiêu cực, hành động mất trí, làm đau bản thân, làm đau những người xung quanh. Khi tức giận, chúng ta quên đi mọi hậu quả, mọi nguyên nhân, mà chỉ muốn xả cơn nóng giận trong mình. Hậu quả là, tự bản thân gây ra những chuyện mà sau đó chính mình phải hối hận.
  • Dân gian có câu: Nếu bạn đúng thì không cần phải tức giận. Nếu bạn sai, thì bạn không có tư cách để nổi giận. Thế nên, dù ở tình huống nào, hãy cố gắng bình tĩnh và đừng nóng nảy một cách không kiểm soát, bởi hậu quả sẽ thật khôn lường.
Vậy làm thế nào để giảm bớt sự tức giận? Hãy theo dõi The BrainShow với chủ đề “Làm bạn với cơn giận” công chiếu lúc 20h30 ngày 28/8/2022 và tìm cho mình đáp án bạn nhé.
 
Chúc bạn luôn bình an và hạnh phúc!

Đánh giá trị liệu tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng ký tham vấn - trị liệu

Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe bạn, hãy sẻ chia với chúng tôi nhé!
Contact Me on Zalo