Mẹ đã giống "mẹ nhà người ta" chưa mà đòi con
như con nhà người ta
- Trong quá trình đồng hành cùng các bậc phụ huynh và các bạn nhỏ, BrainCare nghe được câu chuyện kể rằng:
Có một bạn khi nghe cha mẹ so sánh với bạn bè đã thốt lên rằng: “Mẹ đã giống mẹ nhà người ta chưa mà đòi con như con người ta”.
Con nhà người ta
- Trẻ thiếu tự tin về bản thân, thậm chí ghét bỏ, coi rằng bản thân kém cỏi.
- Dễ bỏ qua những thế mạnh của mình. Dẫn đến chất lượng học tập cũng như hoạt động cá nhân của trẻ sẽ bị suy giảm.
- Trẻ sẽ dần tạo khoảng cách với cha mẹ vì trẻ nghĩ cha mẹ không hiểu, không thừa nhận mình. Trẻ cũng sẽ không chia sẻ các vấn đề của mình cho cha mẹ nữa.
- Gia tăng xu hướng thu mình, ngại giao tiếp.
- Xuất hiện nhiều cảm xúc tiêu cực, chống đối và có thể có hành vi bạo lực.
Cha mẹ nên....
Để giúp con tốt hơn mỗi ngày, hơn ai hết cha mẹ cần là người chia sẻ, thấu hiểu và đồng hành cùng con. Hãy cùng con phân tích trường hợp cụ thể của “con nhà người ta”. Và phân tích cách “con nhà người ta” giải quyết tình huống hoặc hoàn cảnh của bạn ấy để con rút kinh nghiệm và học hỏi, thay vì chỉ quan tâm và so sánh kết quả.
“Đứt gãy giữa bố mẹ và con cái” – thực tế ở nhiều gia đình
Cha mẹ làm test đánh giá năng lực của con tại đây
Đánh giá trị liệu tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.