fbpx

Nếu làm được 3 điều này, cha mẹ sẽ giúp tuổi dậy thì vượt qua một cách bình an

“Hôm đấy mình đi làm về, thấy trong nhà vệ sinh lem nhem những vết màu bẩn, đi ra hỏi con thì thấy tóc con nhuộm màu đỏ rực. Mình tức điên lên và đánh cho nó một trận. Tại sao đang tuổi đi học mà lại nhuộm đầu xanh đầu đỏ như một đứa hư hỏng như thế”
  • Chắc hẳn không ít các cha mẹ cảm thấy rất đau đầu và bất lực với con đang trong tuổi “nổi loạn”. Khi gặp phải tình huống như trên, cha mẹ thường có cảm xúc tiêu cực, phản ứng tức giận, trách mắng con. Thế nhưng, cha mẹ đâu biết rằng, chính những phản ứng có phần cực đoan đó khiến khoảng cách giữa con và cha mẹ ngày một xa dần.
  • Để trở thành một người trưởng thành, chúng ta ai cũng phải bước qua giai đoạn “tuổi dậy thì”. Nhiều người còn gọi đây là tuổi “nổi loạn” hay “ẩm ương” bởi trẻ “nửa” là người lớn, “nửa” vẫn là trẻ con, sự thay đổi lớn về mặt tâm sinh lý khiến trẻ trong độ tuổi này rất khó đoán, khó nắm bắt. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý hết sức khéo léo trong việc ứng xử và kiên nhẫn đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn này.

Nếu cha mẹ làm được 3 điều này

  1. Làm chủ cảm xúc
  • Trước hết cha mẹ cần học cách giữ bình tĩnh và làm chủ cảm xúc trong mọi tình huống. Khi con không làm theo ý của cha mẹ, nếu cha mẹ tức giận cha mẹ sẽ tập trung vào sự trừng phạt thay vì giúp con hiểu không nên lặp lại hành vi sai trái. Nếu cha mẹ phản ứng tức giận, trách mắng, đánh phạt, con sẽ sợ và tạo khoảng cách với cha mẹ, từ đó khó có thể mở lòng chia sẻ với cha mẹ.

2. Tìm hiểu nguyên nhân đằng sau mọi hành vi của con

  • Như tình huống trên, mẹ đã rất shock khi thấy con có hành vi như vậy nên đã đánh con, từ đó con trở nên khép kín, không thích chia sẻ với mẹ. Chỉ khi mẹ tìm đến BrainCare thì mới biết nguyên nhân là con bị ép nhuộm để được các bạn trong nhóm chấp nhận cho chơi cùng, nếu không, con sẽ bị tẩy chay.
  • Chuyên gia Tâm lý Nguyễn Thị Thanh Vân thuộc Viện Tâm lý Giáo dục BrainCare chia sẻ :”Đằng sau hành vi là nhu cầu, tất cả mọi hành động của con đều có nguyên nhân. Đôi khi con hay “nổi loạn” để gây sự chú ý, để được cha mẹ quan tâm hơn. Vì vậy cha mẹ hãy giữ bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân sâu xa những hành vi của con”.

Xin đừng chủ quan

3, Đồng cảm với con
Cha mẹ hãy cho phép con được sai vì khi con sai cha mẹ mới có cơ hội được giúp con sửa sai. Từ đó, con có thể rút ra bài học và trưởng thành hơn từ những sai lầm của bản thân. Cha mẹ hãy trao cho con niềm tin và lòng bao dung, vì có như vậy, con sẽ có động lực để phát triển và trưởng thành một cách toàn diện nhất.
😊BrainCare tin rằng nếu cha mẹ có thể làm bạn cùng con, luôn đồng hành và bên cạnh con, con sẽ là một cô /cậu bé vô cùng hạnh phúc. Hãy cùng con đi tới tương lai trưởng thành một cách lành mạnh, bình an và hạnh phúc, cha mẹ nhé!
☎️Nếu cha mẹ đang gặp khó khăn trong việc giáo dục và kết nối với con, đừng ngần ngại hãy liên hệ với BrainCare ngay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé. BrainCare luôn sẵn sàng đồng hành cùng cha mẹ!

Đánh giá trị liệu tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.

Đăng kí tư vấn

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Contact Me on Zalo