Mẹ lắng nghe con được không?
“Con có chuyện ở trường, rất muốn kể với mẹ. Con đã lựa chọn thời điểm mẹ con ngồi nghỉ ngơi ở phòng khách để trò chuyện. Con đã rất hào hứng để kể. Nhưng, mẹ lại sử dụng điện thoại ngay cả khi con nói “Mẹ có thể lắng nghe con được không?”. Mẹ trả lời, “Mẹ vẫn đang nghe đây.” Con thậm chí còn nghe thấy cả tiếng phát ra từ điện thoại của mẹ. Con biết mẹ chỉ đang xem clip trên facebook chứ không phải xử lý tin nhắn hay công việc gì. Mẹ con dường như không coi trọng những gì con nói. Thực sự con cảm thấy bị tổn thương, con tức giận và rất buồn. Việc mẹ con không lắng nghe con một cách nghiêm túc ngay cả khi con nói như vậy khiến con cảm thấy không được tôn trọng”
Làm cha mẹ
Một bạn học sinh đã đến với BrainCare, chia sẻ câu chuyện mà bạn gặp phải. Bạn mong muốn được hỗ trợ. BrainCare đã xin phép và nhận được sự đồng ý của bạn để kể trường hợp này. Qua đó gửi tới một số thông điệp tới tất cả những cha mẹ đang có chung vấn đề nêu trên.
- Làm cha mẹ, có ai mà không muốn thấu hiểu con hơn. Với nhiều bạn nhỏ, sau những giờ học căng thẳng, con muốn được tâm sự với cha mẹ về những niềm vui, nỗi buồn, về những băn khoăn chưa được giải đáp. Con muốn được chia sẻ những điều tưởng chừng thật “cỏn con” nhưng với con đó là mối bận tâm “to đùng”. Tuy nhiên, nhiều lúc, cha mẹ bị cuốn theo công việc, những thông tin trên mạng xã hội và sự bận rộn của cuộc sống mà bỏ lỡ câu chuyện của con, cũng không thể lắng nghe được nhu cầu và cảm xúc của con. Những phản ứng thật vô tình, nhưng khiến con cảm thấy cha mẹ đang thờ ơ với mình. Từ đó gây ra mâu thuẫn và khoảng cách trong mối quan hệ giữa cha mẹ – con cái.
Khi con cảm thấy được lắng nghe
Khi con cảm thấy được lắng nghe, con sẽ dần dần học được cách cởi mở với những suy nghĩ, cảm xúc và mong muốn của bản thân. Từ đó tìm đến sự giúp đỡ của cha mẹ mỗi khi gặp khó khăn. Khi con chủ động tìm đến cha mẹ, con đang mong muốn được kết nối với những người mà con tin tưởng. Đôi khi những câu chuyện thật đơn giản, như về quyển sách mà con thích, về nhóm bạn con chơi cùng, hoặc về một bài kiểm tra với kết quả tồi tệ. Đôi khi con cũng không cần lắm những sự đánh giá và lời khuyên từ cha mẹ. Đôi khi con chỉ cần được lắng nghe và đồng hành. Để con không cảm thấy cô đơn trong vấn đề của chính mình vì luôn có cha mẹ ở bên con.
Đánh giá trị liệu tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.