fbpx

Lại nói về áp lực của con cái

lai-noi-ve-ap-luc-cua-con

Thời gian qua chứng kiến rất nhiều vụ án đau lòng dẫn đến sự ra đi của các con trong độ tuổi vị thành niên. Dư luận dậy sóng về nguyên nhân đằng sau những vụ việc thương tâm đó. Hầu hết mọi người đều quy kết trách nhiệm cho cha mẹ đã đặt áp lực nặng nề nên con cái. 

Cha mẹ từ xưa đến nay luôn có quan điểm sai lầm là coi con cái như tài sản của mình mà không hiểu rằng mỗi đứa trẻ là cá thể riêng biệt. Vì mang nặng tâm lí sở hữu (nhất là ba mẹ phương Đông) nên sinh ra áp lưc kì vọng của cha mẹ đặt lên con cái là rất lớn:

  • Áp lực về thành tích học tâp
  • Áp lực con phải toàn diện: Học giỏi, chơi thể thao giỏi, giỏi các môn nghệ thuật 
  • Áp lực trong cư xử của con đối với mọi người xung quanh
  • Áp lực trong tính cách của con như chậm chạp, thiếu cá tính độc lập, dựa dẫm vào người thân…

Trong đó, nặng nề nhất vẫn là áp lực về điểm số của con

Thời đại của thông tin, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão thì thành tích học tập trở thành thước đo cho sự thành công của một đứa trẻ trong tương lai.Con cái như một món đồ trang sức của cha mẹ. Con học giỏi để được hãnh diện với dòng họ với bạn bè đồng nghiệp. Con học kém ba mẹ coi như một vết nhơ khó xóa. “Con nhà người ta” là câu nói thường trực cha mẹ dùng để so sánh con cái của mình với những đứa trẻ khác. Trẻ con trở thành thùng rác để ba mẹ trút bỏ mọi bức xúc mà chúng không có khả năng kháng cự. Để tác động vào điểm số của con ba mẹ có thể dùng mọi hình thức như đánh đập, nhiếc móc, chửi bới thậm tệ, bắt tham gia các lớp học thêm tối ngày, gây áp lực về tâm lý như phạt, chiến tranh lạnh… Những cảm xúc bị dồn nén của trẻ sẽ tích tụ đến một lúc bùng nổ thành sự mất kiểm soát trong cảm xúc hay chìm sâu vào những cảm xúc tiêu cực như trầm cảm. Nhất là với những trẻ đang trong giai đoạn phát triển tâm sinh lý mạnh mẽ – tuổi dậy thì. Áp lực học đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những rối loạn về tâm sinh lý.

Nhưng sự kỳ vọng của ba mẹ với con cái là vô hạn độ. Món đồ trang sức phải không tì vết. Con không những học giỏi, phải biết về nghệ thuật và thể thao. Dẫn đến hệ lụy là trẻ tham gia hết lớp học này đến lớp học khác, từ sáng đến đêm mà không có thời gian cho những sở thích cá nhân. Tuổi thơ hoàn toàn bị đánh cắp vì sự tham lam của ba mẹ.

Tuổi vị thành niên rất dễ bị tổn thương

Có một số ba mẹ hiện đại để ý uốn nắn cư xử của con với những người xung quanh trong cuộc sống thường ngày. Nhưng sự uốn nắn đó nhiều khi thái quá, đi cùng với sự mong cầu cao dẫn đến con cái bị tổn thương.

Ba mẹ sinh con trời sinh tính. Tính cách của mỗi đứa trẻ không giống nhau phần nhiều là do cách giáo dục của gia đình và do thiên bẩm. Việc uốn nắn tính cách của trẻ nên được làm từ nhỏ, khi 12 tuổi trẻ đã cơ bản định hình tính cách thì việc cha mẹ can thiệp là rất khó khăn và gây ra xung đột giữa cha mẹ và con cái.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ riêng Việt Nam có tới gần 800.000 người chết vì tự tử hàng năm. Trong đó, nhóm tuổi gây tử vong hàng đầu là nằm trong khoảng 15 – 29 tuổi.

Mẹ ơi, con đi chết đây!, click ngay

Ở Việt Nam, kết quả khảo sát của Dự án hợp tác quốc tế với tên gọi “Chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh trường học tại Hà Nội” năm 2015 cho thấy có 19,46% học sinh độ tuổi từ 10-16 gặp trục trặc về sức khỏe tâm thần; trong số 21.960 thanh thiếu niên được phát hiện, 3,7% số em có rối loạn hành vi. 

Thêm vào đó thời gian vừa qua ghi nhận sự gia tăng đột biến của tình trạng trẻ mắc những rối loạn về tâm lý tâm thần do trẻ phải học online toàn phần, tự do sử dụng các thiết bị điện tử mà không có sự kiểm soát của ba mẹ.

Trẻ vị thành niên – đối tượng nhạy cảm trong suy nghĩ và hành vi. Hơn bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời các em cần được sự đồng hành của ba mẹ. Hiện nay có rất nhiều phương pháp được sử dụng trong trị liệu và tham vấn tâm lí, lựa chọn được phương pháp phù hợp với con là điều vô cùng quan trọng. Vậy bố mẹ đã bao giờ biết đến “Nghệ thuật tỉnh thức – xóa tan nỗi sợ của 99% cha mẹ”, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.

Vậy giải pháp nào cho vấn nạn này

  • Cha mẹ cần nhìn lại một cách thẳng thắn và sáng suốt năng lực thật sự của con mình. Khuyến khích trẻ chăm chỉ hoàn thiện mình tốt hơn là chạy theo thành tích.
  • Dành nhiều thời gian hơn cho con để hiểu những vấn đề mà con đang gặp phải.
  • Cha mẹ đồng hành cùng con. Nhìn từ góc độ của con để đánh giá sự việc.
  • Tin tưởng con. Cha mẹ đứng từ xa quan sát để con được làm điều mình thích, không tự ý can thiệp vào việc của con.
  • Làm bạn cùng con để dễ dàng mở cánh cửa vào thế giới của con.

Các vấn đề rối nhiễu tâm lý liên quan đến áp lực học tập, áp lực học đường khi vượt quá giới hạn, ba mẹ không tự can thiệp được, nhất định cần đến sự can thiệp của các chuyên gia tâm lý. 

Viện Tâm lý Giáo dục BrainCare với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi tận tình chăm sóc, đồng hành và đưa ra phương pháp trị liệu phù hợp giải quyết tận gốc rễ vấn đề của trẻ, đưa con bạn trở lại cuộc sống bình thường.

Đánh giá trị liệu tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng ký tham vấn - trị liệu

Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe bạn, hãy sẻ chia với chúng tôi nhé!
0 0 votes
Đánh giá bài viết
1 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
1 month ago

[…] tôn trọng, cảm thấy mình đang không kiểm soát được con và càng cố gắng kiểm soát con hơn. Trên thực tế, khi con lớn lên, nhu cầu được tự chủ và tách dần khỏi […]

Contact Me on Zalo