Nhìn con nhà người ta mà ham
“Sự kỳ vọng của bố mẹ” chắc hẳn mọi người đều đã quá quen thuộc với thứ áp lực này, tới mức mình tin rằng không cần giải thích nhiều thêm về nó nữa. Tuy nhiên “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, mức độ nặng nề của sự kỳ vọng cũng thế, nó phụ thuộc vào từng gia đình, có gia đình ba mẹ chỉ nói vậy như một thói quen không thường xuyên. Nhưng cũng có gia đình, sự kỳ vọng khiến chúng ta luôn cảm thấy mình kém cỏi. Nếu bạn đã từng bị “áp lực từ bố mẹ” hoặc thông qua những hoàn cảnh, những tình huống đã được chứng kiến, vậy theo bạn, các con – “nạn nhân” của áp lực cần làm gì để tự chữa lành những tổn thương đó?
Bạn có thể tham khảo các cách dưới đây nhé.
Đánh giá đúng năng lực và nỗ lực của bản thân
Nếu như bạn thực sự đã cố gắng hết sức, thì bạn cần phải nói với chính mình rằng bạn đã làm hết sức, bạn không có gì phải xấu hổ hay nuối tiếc cả. Bạn cũng không cần thấy tự ti hay kém cỏi về chính mình.
Đứng trước sự kỳ vọng của bố mẹ, nếu như bạn nhận ra bạn chưa cố gắng hết sức, năng lực của bạn hoàn toàn cho phép bạn làm tốt hơn, miễn là bạn chăm chỉ hơn, kiên nhẫn hơn. Thì khi đó, sao bạn không thử cố gắng với một tâm thế nhẹ nhàng hơn? Không phải bạn học giỏi vì bố mẹ bắt bạn học giỏi, mà bạn nỗ lực vì chính bạn, xem thử nếu mình làm hết sức, mình có thể đi được tới đâu.
Hãy mạnh dạn đối thoại với bố mẹ
Đừng cáu gắt hay bực dọc. Hãy chuẩn bị cho mình thật kỹ, cả về tâm lý và nội dung, để bạn có thể ngồi xuống đối diện với bố mẹ một cách chín chắn. Hãy nhẹ nhàng nói rằng bạn hiểu kỳ vọng của bố mẹ, biết là bố mẹ muốn bạn tốt hơn. Tuy nhiên cách bố mẹ bày tỏ sự kỳ vọng đó là chưa phù hợp với bạn, hoặc kỳ vọng của bố mẹ không cùng định hướng với kỳ vọng của chính bạn, và bạn đang cảm thấy nặng nề thế nào trước áp lực đó.
Miễn là bạn có thể bình tĩnh trao đổi với bố mẹ, thì dù có thể bố mẹ không thay đổi ngay thời điểm đó, đó cũng sẽ là một bước tiến để bạn khẳng định với bố mẹ, để bố mẹ lắng nghe và tôn trọng tiếng nói của bạn hơn. Rồi thì mưa dầm sẽ thấm lâu.
Thật sự là “Gia đình tỉnh thức – thắng kiện”
Hãy chủ động chứng minh bản thân
Sự kỳ vọng của bố mẹ, đó có thể là “Bắt con học trường Y” vì cơ hội sau này dễ xin việc hơn, “bắt con đăng ký tham gia cuộc thi A, hội thi B” cũng bởi vì bố mẹ muốn con tự tin hơn và thể hiện tài năng của con cho nhiều người biết đến. Hoặc đơn giản, chỉ là “Con đi giày cao gót kia đi, đi giày thể thao này nhìn lùn lắm”,….
Mình tự nhận thấy,
Một khi bạn đạt được một thành tựu gì đó, đó cũng là cơ sở để bố mẹ tin tưởng bạn và định hướng bạn muốn theo đuổi hơn. Ngày mình mang tháng lương đầu tiên từ công việc đúng chuyên ngành về đưa mẹ, tự nhiên không ai trong nhà nói gì mình nữa cả.
Bạn có biết: Đánh bay trầm cảm qua 1 liệu trình “Nghệ thuật tỉnh thức“, tìm hiểu thêm.
Chúc các bạn và gia đình bạn luôn hạnh phúc và mang lại cho nhau cảm giác an toàn!
Đánh giá trị liệu tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.
[…] Áp Lực Từ Sự So Sánh: Em cảm thấy mình luôn sống dưới cái bóng của anh trai và phải nỗ lực nhiều hơn để đạt được sự công nhận. Đây là tình trạng phổ biến ở trẻ em và vị thành niên khi thường xuyên bị cha mẹ so sánh với anh chị em hoặc những người khác, khiến các em cảm thấy bản thân kém cỏi và không đủ tốt. […]
[…] động giảm chú ý thường phải đối mặt với áp lực từ gia đình và xã hội. Sự kỳ vọng từ cha mẹ và thầy cô có thể trở thành gánh nặng nếu trẻ không thể đáp ứng. Khi trẻ […]