fbpx

Hệ quả của covid đối với tâm lý học đường

Giờ có phải bán nhà chú cũng phải chữa cho nó khỏi bệnh!

  • Câu chuyện của người đàn ông trung niên gầy gò, khắc khổ quê Hà Tĩnh ăn trực nằm chờ ở Hà Nội mấy tháng qua ngay giữa đại dịch để chữa trị bệnh trầm cảm cho con khiến ai nhìn thấy cũng phải xót xa. Người cha đó vẫn không thể tin được sự thật khi kể lại. T – tên cậu con trai là anh lớn trong gia đình có hai người con, dưới T còn một em trai. Cô chú làm công nhân vất vả lắm, vẫn cố gắng làm thêm ít ruộng nương chắt bóp cho con ăn học. Năm lớp 8 T vẫn là học sinh khỏe mạnh, chăm ngoan. Cô chú bận công việc, nhà máy cho nghỉ việc vì dịch thì lại chạy vạy buôn bán lo việc nọ việc kia kiếm tiền, không có thời gian sao sát việc học của con. Chỉ thấy cháu học online ngồi miết trên máy, có buổi đến gần sáng. Cũng có những biểu hiện như mệt mỏi, dễ cáu gắt, kém ăn, kém ngủ, ít nói. Mẹ cháu cũng lo lắng chăm cho ăn uống đầy đủ và để ý hơn đến con nhưng vẫn cứ nghĩ đơn giản là do cháu áp lực thi chuyển cấp, học hành căng thẳng. Nhưng khi phát hiện ra những vết cứa chi chít trên tay con mới bàng hoàng và lo lắng cực độ. Chú tức tốc đưa con ra bệnh viện Bạch Mai để thăm khám thì chết lặng khi nhận được kết quả: con bị trầm cảm đã bước vào giai đoạn nặng. Theo lời T. kể lại, việc học online toàn phần, không gian bó hẹp đơn điệu, không được giao tiếp truyện trò với bạn bè, cộng thêm áp lực thi chuyển cấp vào trường em mơ ước làm em cảm thấy bức bối, ngạt thở. Em luôn thấy đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn, học không tập trung dẫn đến không hiểu bài và khủng hoảng tinh thần, có lúc em nghĩ đến tự tử. Em tự làm đau mình bằng cách dùng dao lam cứa lên tay và thấy nhẹ nhàng hơn. Em lo sợ bố mẹ phát hiện đau lòng nên không muốn nói và tìm cách che giấu. Sau thời gian điều trị tích cực tình hình của T. cũng có chuyển biến tích cực nhưng em đã phải bảo lưu kết quả học học để tập trung vào chữa bệnh. Dịch bệnh khiến gia đình di chuyển khó khăn, con lại bệnh tật cần chữa trị kịp thời, người cha phải thuê nhà trọ ở gần viện để cuối tuần vào thăm nom con với mong muốn duy nhất con khỏi bệnh dù có phải bán tất cả tài sản trong gia đình…
  • Em H. một bệnh nhân mắc rối loạn lo âu, trầm cảm đang dần phục hồi hoàn toàn tâm sự: Bình thường áp lực về chuyện gia đình hay học tập em có thể vượt qua nhưng trong mùa giãn cách xã hội, em bị dồn vào đường cùng. Em thường xuyên bị choáng, mặt mày xám xịt, đổ mồ hôi tay chân, luôn lo lắng suy nghĩ không kiểm soát được, tự cô lập, không nói chuyện với gia đình bạn bè”.
  • T. và H. chỉ là hai trong vô số trường hợp mắc các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần do hệ lụy của dịch covid. Bạn có biết: Bố mẹ đang oằn mình trở tay cho con học trực tuyến
  • Theo thống kê từ Bệnh viện Tâm thần Trung ương, trong số những người có biểu hiện tâm lý bất bình thường đến khám, tư vấn thời gian qua thì có đến 30% là học sinh, sinh viên. Theo số liệu được cung cấp bởi Trung tâm Braincare, đợt dịch vừa qua trung tâm tiếp nhận đến 13.578 ca kiểm tra online về tình trạng trầm cảm và có khoảng 90% trường hợp đang có nguy cơ trầm cảm. Đồng thời, tổng đài tư vấn miễn phí nhận được liên tiếp nhiều cuộc gọi của các bậc phụ huynh phản ánh về việc con sử dụng internet quá nhiều và sống tách biệt với gia đình.Thời gian này số người chơi game tăng chóng mặt, đi kèm với đó là số ca tư vấn trị liệu cho học sinh liên quan đến nghiện game, nghiện Internet tại Trung tâm tăng từ 30-50%.
  • Những con số trên cho thấy dịch covid có ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tinh thần của con người nói chung và đặc biệt là khủng tâm lý ở lứa tuổi học đường, trầm cảm mùa covid. 

Do đâu mà sức khỏe tâm thần đối với lứa tuổi học đường lại trở thành vấn đề nổi cộm trong thời gian gần đây?

  • Nhìn từ góc độ tâm lý học tuổi vị thành niên với những thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý cũng chính là giai đoạn các em dễ chịu tổn thương nhất trước những ảnh hưởng của môi trường, những biến cố.
  • Khi nhận thức của các em không theo kịp với sự phát triển về tâm sinh lý, dẫn đến hiện tượng “khủng hoảng tuổi dậy thì”. Các em đặc biệt nhạy cảm và có nhu cầu cao hơn bất cứ lứa tuổi nào về giao lưu tình cảm. Các em cần được thầy cô, bạn bè, những người xung quanh công nhận về năng lực, tài năng của mình. Chỉ một cái gật đầu mỉm cười hay lời động viên, khen ngợi của thầy cô làm các con vui sướng, tự tin. Chỉ một cái nắm tay, ánh mắt trìu mến của bạn bè làm xua bao căng thẳng, mệt mỏi. Tuy nhiên, việc học online chỉ còn là ấn, chạm – những giao tiếp vô hồn. Thậm chí nếu học sinh không bật cam thì giáo viên hầu như không kiểm soát được hành vi của các em trong giờ học. Hiện tượng ngủ trong giờ, đi ra ngoài làm việc riêng hay mở vô số các cửa sổ khác để chơi game, chat… là điều không còn lạ lẫm gì. Môi trường không gian khép kín, những tương tác ảo, những giờ học nhàm chán lặp đi, lặp lại đơn điệu tác động tiêu cực lên những đứa trẻ trong giai đoạn định hình tính cách. Không có bạn bè chia sẻ, để giải tỏa những áp lực căng thẳng, bố mẹ không quan tâm sẽ dẫn đến hiện tượng trẻ tự cô lập, ngại giao tiếp. Lâu dần sẽ phát sinh stress, rối loạn lo âu, trầm cảm. Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy 30% trẻ em bị cách ly và 25% trẻ em bị cách ly có triệu chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn.
  • Trong thời kì COVID-19, trẻ tách biệt với xã hội, được vào mạng, được sử dụng nhiều thiết bị kết nối mạng để học trực tuyến. Khi đó các em dễ dàng tiếp cận với vô vàn tính năng tiện ích trên không gian mạng. Từ việc tiếp cận, sử dụng nhiều dẫn đến nghiện. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tư vấn tâm thần cho rằng: Điều dễ thấy nhất về mặt sức khỏe đối với người nghiện internet là ngủ ít, rối loạn giấc ngủ gây mệt mỏi, dễ cáu gắt, chán chường, mất hết sức sống; mất cảm giác ngon miệng, ăn ít hoặc giảm cân, sức khỏe giảm sút; vận động chậm, chậm chạp khi giao tiếp, giọng nói nhỏ, thậm chí không nói; rối loạn trí nhớ. Ngoài ra, còn ảnh hưởng về mặt tinh thần như thường xuyên có cảm giác cô đơn, bức bối khó chịu và bị trầm cảm, cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi; nhận thức sai về giá trị sống; ảo tưởng hoặc đa nhân cách nếu người chơi nhập vai quá mức. Về mặt xã hội, người nghiện thường bỏ bê việc học tập và các công việc hằng ngày; trẻ em học hành sa sút, người lớn thậm chí có thể mất việc và tan vỡ các mối quan hệ xã hội, gia đình.
  • Thường thì các bố mẹ chỉ nghĩ hệ lụy duy nhất từ việc lạm dụng Internet là nghiện game mà không hề biết rằng game chỉ là một trong 8 loại hình nghiện Internet của thanh, thiếu niên hiện nay. Điều này giải thích vì sao số lượng thanh thiếu niên trầm cảm không chỉ tăng lên ở nam mà nữ cũng chiếm số lượng đáng kể. Việc sử dụng các thiết bị điện tử (chưa tính việc học online) trên 2h/ngày được coi là nghiện. Trẻ sẽ phát sinh hiện tượng chán học, học không tập trung, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, hung tính, lo âu, bồn chồn.
  • Tâm lý của các em cũng là tấm gương phản chiếu của gia đình. Trong thời gian dịch covid bố mẹ các em chịu nhiều áp lực kinh tế, thiếu việc, mất việc. Dẫn đến các gia đình phải cắt giảm chi tiêu, thậm chí rơi vào cảnh nợ nần, dằn vặt chì chiết lẫn nhau. Những áp lực mà ba mẹ phải gánh chịu nói hay không nói ra các em cũng đều ảm nhận được bằng sự nhạy cảm của lứa tuổi. Các em thường cảm thấy bất lực, tuyệt vọng, ám ảnh về việc ba mẹ mất việc, thiếu lương, lo lắng hay gây gổ đánh lộn vì lo cơm áo, gạo tiền. 
  • Thời gian này ghi nhận sự gia tăng đột biến của bạo lực gia đình. Những bức xúc không được giải toả những người lấy danh nghĩa là người lớn, người cha, người mẹ trút giận lên những đứa trẻ không có sức phản kháng. Gần đây, những vụ án như ba đánh con ruột gãy xương bả vai hay cha dạy con học đánh con tử vong vì chậm tiếp thu… đã chấn động dư luận. Nhưng đó là là nỗi đau thể xác dễ dàng nhận ra, lên án còn nỗi đau tinh thần, những bạo hành đằng sau cánh cửa khép kín thì sao có thể nhận ra? Chỉ có những đứa trẻ yếu ớt, không có khả năng phản kháng là chịu vết thương đó và mang nó cả đời.

Lời giải nào cho sức khỏe tinh thần của trẻ trong mùa dịch

  • Theo chuyên gia tâm lý giáo dục Nguyễn Thị Thắm, cha mẹ nên đưa con đi kiểm tra sức khoẻ tâm thần từ khi con còn nhỏ với sự giám sát của các chuyên gia tâm lý giáo dục. Nhờ đó cha mẹ có thể nắm bắt được dạng tinh thần chính của con, thấy được điểm mạnh – yếu, và được cảnh báo những “vùng nguy hiểm”, những rối loạn phát triển của trẻ để theo dõi và có biện pháp can thiệp sớm. Thực tế hiện nay có rất nhiều trẻ có vấn đề về sức khoẻ tâm thần ở dạng tiềm ẩn, khi gặp hoàn cảnh có vấn đề sẽ khởi phát như trường hợp hai học sinh đã nêu ở trên.
  • Không ai khác mà chính ba mẹ là người tránh cho con khỏi “khủng hoảng tâm lý”. Việc nghiện internet diễn tiến rất nhanh và hệ lụy khó lường nên ba mẹ cần hướng dẫn và theo sát việc sử dụng internet của con. Không cho trẻ sử dụng internet quá 2h (ngoài thời gian học online).
  • Định hướng cho con trong việc xây dựng một thời gian biểu khoa học, không gian riêng ổn định cho việc học. Đặc biệt là giao lưu thường xuyên với con, gắn kết gia đình bằng việc tổ chức những hoạt động chung như đọc sách, dọn nhà, nấu ăn, chơi trò chơi….; xây dựng cho con chế độ ăn uống, ngủ nghỉ điều độ; rèn cho mình và con suy nghĩ tích cực. Dịch bệnh vừa là thách thức vừa là cơ hội để giáo dục khả năng thích ứng cho con và tăng cường sự cố kết gia đình.
  • Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường ba mẹ nên đưa trẻ đến ngay khoa tâm bệnh của bệnh viện hay các trung tâm tâm thần để được thăm khám. Sai lầm lớn nhất của ba mẹ dẫn đến bệnh tình của con ở giai đoạn nặng mới đi thăm khám là tâm lý e ngại, xấu hổ. Điều này sẽ vô tình giết chết tương lai của con. Tuân thủ phác đồ điều trị của chuyên gia tâm lý để có kết quả tốt nhất.
  • Không có thể chất mạnh mẽ khi trong mình là tinh thần bệnh tật. Sức khỏe tinh thần đóng vai trò quyết định đến hạnh phúc, thành công của trẻ . Hơn bao giờ hết ba mẹ ý thức được vai trò của sức khỏe tinh thần để giúp con tránh những yếu tố nguy cơ trong mùa dịch. Đừng để mất con chỉ vì một phút lơ là!
  • Nếu bố mẹ quan tâm: Bướng thật đấy nhưng mẹ vẫn tin tưởng con

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Contact Me on Zalo