fbpx

Học sinh cấp 2 thường gặp các vấn đề tâm lý khi bước vào năm học mới?

hoc-sinh-cap-2-thuong-gap-cac-van-de-tam-ly-khi-buoc-vao-nam-hoc-moi
Theo một quy tắc bất thành văn, cứ vào năm học mới, số ca tham vấn trị liệu tâm lý dành cho học sinh, đặc biệt là học sinh cấp 2, lại tăng vọt. Chính vì thực tế đáng lo ngại ấy, BrainCare xin gửi tới quý phụ huynh bài viết này với mục tiêu giúp phụ huynh nhận diện các khó khăn tâm lý ở con và hỗ trợ con kịp thời.
Bắt đầu năm học mới bắt đầu, học sinh cấp hai thường đối diện với nhiều thay đổi không dễ dàng: Giai đoạn dậy thì bắt đầu gây ra các xáo trộn về tâm sinh lý, môi trường mới, bạn bè mới và những yêu cầu học tập cao hơn khiến nhiều em hoang mang bối rối. Nhiều em mang theo vào lớp học nỗi lo lắng về bài vở thi cử cùng với cảm giác chưa sẵn sàng trở lại trường lớp. Những khó khăn tâm lý này tựa như tảng đá, đè nặng lên tinh thần và sự tự tin của các em. Thấu hiểu và hỗ trợ kịp thời là điều cần thiết để giúp các em vượt qua giai đoạn đầy thử thách này. Cha mẹ hãy cùng BrainCare nhìn lại những khó khăn tâm lý cản trở quá trình học tập, hoà nhập của các bạn học sinh cấp 2 khi bước vào năm học mới nhé:

1. Tự ti, lòng tự trọng thấp

Nhiều bạn học sinh cấp hai cảm thấy tự ti khi so sánh mình với bạn bè về thành tích học tập, ngoại hình, hoặc kỹ năng xã hội. Sự thiếu tự tin có thể làm cho các em ngại các hoạt động xã hội, ngại giao tiếp, và khó hòa nhập với bạn bè mới.

2. Khó thích nghi với thay đổi

Học sinh cấp hai, đặc biệt là các em học sinh lớp 6 phải đối mặt với nhiều thay đổi như chuyển trường, thay đổi thầy cô, bạn bè mới, và những kỳ vọng học tập cao hơn. Những thay đổi này khiến các em cảm thấy bối rối, lo lắng và khó thích nghi.
 

3. Lo âu và căng thẳng

Lo âu là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà học sinh cấp hai phải đối mặt. Các em thường lo lắng về việc không đáp ứng được yêu cầu học tập mới, sợ bị phê bình hoặc thất bại. Những lo âu này có thể làm tăng cảm giác căng thẳng, ảnh hưởng đến hiệu suất học tập và tâm trạng chung của các em.

4. Trầm cảm

Trầm cảm có thể phát triển khi các em cảm thấy không có khả năng đối mặt với áp lực học tập và xã hội. Triệu chứng trầm cảm ở trẻ em cấp hai có thể bao gồm: mất hứng thú trong các hoạt động mà trước đây các em yêu thích, cảm giác buồn bã kéo dài, mệt mỏi, và thậm chí là suy nghĩ tiêu cực về bản thân.

5. Rối loạn giấc ngủ

Áp lực từ việc học và căng thẳng xã hội có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ, bao gồm: khó ngủ, ngủ không đủ giấc, trằn trọc khó vào giấc, thức giấc giữa đêm hoặc ngủ quá nhiều. Giấc ngủ rối loạn có thể làm tăng sự mệt mỏi, khó tập trung, và làm trầm trọng thêm các vấn đề tâm lý khác.

6. Rối loạn ăn uống

Trong một số trường hợp, áp lực xã hội và tự ti về ngoại hình có thể dẫn đến tình trạng các em bị rối loạn ăn uống, bao gồm việc ăn quá ít hoặc ăn quá nhiều để kiểm soát cảm xúc. Đây là vấn đề nghiêm trọng các em cần được quan tâm kịp thời.

Nếu cha mẹ đang có con là học sinh cấp 2

Những lo âu, căng thẳng, hay thậm chí là dấu hiệu trầm cảm ở các em không phải lúc nào cũng dễ nhận thấy và chúng có thể để lại những hậu quả lâu dài nếu không được quan tâm đúng mức. Đừng xem nhẹ những thay đổi nhỏ trong hành vi hay tâm trạng của con, bởi đó có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn, cha mẹ cần quan sát, lắng nghe không phán xét và làm bạn với con. Trong trường hợp cha mẹ nhận thấy các dấu hiệu của việc con gặp khó khăn tâm lý, đừng chần chừ tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ chuyên gia tâm lý BrainCare. Cha mẹ xin hãy nhớ rằng: Sự yêu thương, thấu hiểu và hỗ trợ kịp thời không chỉ giúp con vượt qua những thử thách trước mắt mà còn giúp con vững bước tự tin trong suốt hành trình trưởng thành.

Đánh giá trị liệu tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.

Đăng ký tham vấn - trị liệu

Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe bạn, hãy sẻ chia với chúng tôi nhé!
Contact Me on Zalo