fbpx

Khủng hoảng tâm lý sau đại dịch Covid

  • Thời gian qua chứng kiến cảnh hàng đoàn người tháo chạy về quê vượt qua vài nghìn cây số đường đèo bằng xe máy mang theo cả đồ đạc, gia đình, con nhỏ tạo ra một bức tranh đau đớn, xót xa. Hàng loạt các doanh nghiệp phải đóng cửa (36% các doanh nghiệp phải đóng cửa tạm thời), hàng triệu người lao động mất việc và thiếu việc làm. Đợt dịch thứ 4 bùng phát cướp đi sinh mệnh hàng nghìn người, 1000 đứa trẻ mất mẹ. Khủng hoảng tâm lý ập tới.
  • Chủ tịch HĐQT Vinamit nói: 
  • “Khủng hoảng về kinh tế chỉ đơn thuần là kinh tế thôi, khủng hoảng về năng lượng chỉ là năng lượng thôi nhưng nguy hiểm nhất là khủng hoảng tâm lý”.
  • Sau dịch bệnh là một “đợt dịch vô hình” mà nhiều người phải đối mặt trong khó khăn phát sinh. Chưa bao giờ khủng hoảng tâm lý lại giáng đòn chí mạng đến thế lên xã hội. Hậu covid với những sang chấn tâm lý nặng nề. Sức khỏe tâm thần không còn là câu chuyện của cá nhân nữa mà là nỗi đau cần được xoa dịu, chữa lành của cả một dân tộc.

Nguyên nhân khủng hoảng sức khỏe tâm thần

  • Chưa bao giờ con người phải chứng kiến nỗi đau dồn dập đến vậy. Những người thân của họ chỉ thời gian ngắn trước đây vẫn còn chuyện trò tâm tư mà nay đã ra đi mãi mãi. Cứ như người ta bị giằng khỏi tay một đồ vật vô giá mà không có cách nào lấy lại được. Không được chăm sóc cũng như đưa tiễn người thân về nơi an nghỉ cuối cùng. Tất cả những điều đó tạo ra sang chấn tâm lý nặng nề và rối loạn ám ảnh sau sang chấn.
  • Họ thường mất ngủ kéo dài hay gặp ác mộng, sợ tiếng điện thoại reo liên quan đến việc ám ảnh việc báo tin người thân mất, sợ tiếng còi báo động hay tiếng xe cứu thương đến mức người run lập cập, mặt mũi tím tái, bịt tai gào thét…Đó là một trong những biểu hiện của sự khủng hoảng tâm lý. Thậm chí, còn mang sự kỳ thị với Tây y, từ chối việc chữa bệnh bằng Tây y và tìm đến việc dùng lá cây, mặc dù không mang lại kết quả. 
  • Cùng với đó là nền kinh tế suy sụp, đóng băng dẫn đến đại bộ phận dân cư phải nghỉ việc, trừ lương, thất nghiệp  nợ nần. Thêm vào đó là việc chấp hành giãn cách xã hội, cắt đứt việc giao lưu tình cảm, quan hệ xã hội với người thân, những mối quan hệ thường ngày. Việc thay đổi đột ngột môi trường sống, xáo trộn cuộc sống quanh quẩn trong không gian bó hẹp làm nhiều người phát sinh triệu chứng của stress, lo âu, trầm cảm. Các dấu hiệu cơ thể như cơn hoảng loạn (lo âu cấp tính) với biểu hiện bằng tình trạng cơn tăng huyết áp đột ngột, tăng nhịp tim, cảm giác khó thở, nghẹn cổ (như có cục chặn ở cổ), run rẩy tay chân, toát mồ hôi; đau dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, đau bụng, sôi ruột, tiêu chảy hoặc táo bón, căng thẳng cơ bắp, choáng váng, chóng mặt, hoa mắt. Hàng ngày tiếp nhận những ca nhiễm bệnh và tử vong, những người xung quanh mình bị lây nhiễm dẫn đến việc lo lắng mình và người thân bị nhiễm bệnh. 

  • Áp lực kinh tế, áp lực gia đình, không được giải tỏa, con người có xu hướng chạy trốn khỏi hiện thực, chìm vào thế giới ảo, tự cô lập mình, ngại chia sẻ giao tiếp với người xung quanh lâu dần dẫn đến trầm cảm. Dấu hiệu nhận biết: Người mất ngủ hoặc ngủ nhiều, giảm vận động, ý nghĩ bi quan, tự ti, mặc cảm, bị tội, ý tưởng tự sát hoặc có hành vi tự sát. Có thể xuất hiện các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác phù hợp hoặc không phù hợp với khí sắc.
  • Covid không những chỉ ảnh hưởng nặng nề đối với cả nền kinh tế và người trong độ tuổi lao động mà ngay những đối tượng trẻ em, học sinh cũng không ngoại trừ.
  • Nhức nhối lớn nhất của phụ huynh trong thời gian này là con cái mình phải học online trong thời gian dài, tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử. Việc học online  toàn thời gian cộng với giãn cách xã hội đưa đến hệ lụy đáng buồn là việc ghi nhận số ca stress, lo âu, trầm cảm ở trẻ tăng lên đột biến. Do nhận thức của trẻ còn kém, các em chưa tự xây dựng được phương hướng cho mình nên việc tiếp xúc với thiết bị điện tử và tự do tiếp xúc với thiết bị điện tử làm các em rơi vào thế giới ảo, có sinh hoạt vô độ, ngại giao tiếp, tự cô lập và sinh ra trầm cảm.
  • Có thể bố mẹ đang gặp phải: Bố mẹ “oằn mình” trở tay để con học trực tuyến.
  • Vừa qua xảy ra vụ án thương tâm bố đánh con tử vong vì hoc online. Hay phụ huynh bấn loạn trước việc con vào lớp 1 đã phải học online. Cùng rất nhiều vụ án thương tâm khác xoay quanh câu chuyện học online. Cho thấy câu chuyện về học online không chỉ là giải pháp tạm thời trong giai đoạn dịch nữa, mà chúng ta phải cùng nhìn nhận nó một cách đúng đắn để những lớp thế hệ tương lai của đất nước vừa không bị bỏ lỡ việc học vừa được sống hạnh phúc như lứa tuổi của mình.
  • Bên cạnh đó phải kể đến một số lượng lớn các y bác sĩ phải trực tiếp lăn xả trong trận chiến chống covid. Bản thân họ phải chịu áp lực bị phơi nhiễm, trực tiếp nhìn tận mắt thấy cảnh những người bệnh ra đi mà lực bất tòng tâm, không ai muốn mình là người báo tin  cho thân nhân của người mất. Những hi sinh thầm lặng của họ khó kể hết trong trận chiến dịch bệnh này. Bản thân họ cũng chịu những tổn thương, nỗi đau cá nhân vì xét cho cùng họ cũng là con người, việc xa gia đình hay như việc người thân mất mà không về được về đưa viếng. Tất cả điều đó là thử thách quá lớn về tinh thần cho những “chiến sĩ áo trắng”.

Chữa lành vết thương sau đại dịch

  • Tại kỳ họp Đại Hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 74 vừa qua, các bên tham gia đã thống nhất rằng trong bối cảnh đại dịch hiện nay, sức khỏe tâm thần cần được chú trọng như một ưu tiên trong chiến lược can thiệp tổng thể của các quốc gia để đối phó với đại dịch, đồng thời kêu gọi việc thực hiện chăm sóc sức khỏe tâm thần phải trở thành một trách nhiệm chung của toàn xã hội
  • Trên quả địa cầu xanh nói chung và trên mảnh đất hình chữ S nói riêng đã và đang chịu vết thương quá lớn về tinh thần. Sức khỏe tinh thần hơn bao giờ hết trở thành vấn đề quan trọng cấp bách cần được quan tâm chữa lành. Bởi không có thể chất mạnh mẽ khi trong mình là tinh thần bệnh tật. Không thể có xã hội hạnh phúc, ấm no khi các cá nhân trong đó kiệt quệ về sức khỏe tinh thần. 
  • Chính phủ cần triển khai những cách thức khác nhau nhằm cải thiện và tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân
  • Chính phủ kết hợp cùng với giới chuyên gia chia sẻ những biện pháp giúp giải tỏa tâm trạng lo âu, căng thẳng trong đại dịch.
  • Người dân cần được tuyên truyền để nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần. Vì đại bộ phận người dân chưa thấy được tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần, cũng như chưa biết cách xử lý khi gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần.
  • Về việc giải quyết vấn nạn học online toàn phần có thể gây trầm cảm cho thế hệ trẻ. Cha mẹ cần xây dựng thời gian biểu khoa học cho con, giao lưu thường xuyên với con, xây dựng chế độ ăn uống ngủ nghỉ đúng giờ, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, xây dựng thói quen suy nghĩ tích cực… Cha mẹ có thể biến thách thức thành cơ hội để giáo dục khả năng thích ứng cho con và tăng cường sự cố kết gia đình.
  • Đọc thêm: Đánh lạc hướng tâm trí khỏi suy nghĩ lo âu.
  • Trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần Braincare ra đời với mục đích làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm trợ giúp khi cần thiết. Đồng hành và giúp người bệnh vượt qua tổn thương về tâm thần để trở lại cuộc sống bình thường bằng các phương pháp trị liệu tâm lý được đánh giá là hiệu quả nhất hiện nay.

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Contact Me on Zalo