Mình có ý định tự tử vào thời điểm thuận lợi nhất..
Đây có lẽ là một điều kỳ lạ với nhiều người nhưng lại là điều mà X – một bạn trẻ 27 tuổi từng trải qua. Theo lời kể, lần đầu tiên bạn có ý định t.ự t.ử là vào năm lớp 10.
“Khi ấy mình mới đỗ cấp 3 vào ngôi trường hằng mong muốn một cách khá thuận lợi. Thế nhưng, thay vì niềm vui sau nhập học, mình lại bắt đầu bước chân vào một chuỗi ngày dài u ám.
“Những lá thư cắt ngang cuộc đời”, cha mẹ đã từng đọc chưa?
Ý định tự tử dần dần xuất hiện
- Nếu trước đó mọi mục tiêu của mình đều là thi vào cấp 3 và sau khi đạt được, mình lập tức rơi vào tình trạng mất đi phương hướng, không biết cần làm gì tiếp theo, không biết sự tồn tại của mình có thực sự cần thiết hay không (Hãy quên tôi đi, click tại đây). Tiếp tục bước chân vào môi trường mới, thay vì vô tư hào hứng làm quen với những người bạn mới, mình sợ hãi không biết làm thế nào để hòa nhập.”
- Trong kỳ học đầu tiên, X luôn ngồi bàn cuối cùng của dãy trong cùng, đến giờ ra chơi lại chạy xuống một góc sân và việc thường làm nhất ngoài giờ học chính là ngồi trong phòng khóc chẳng vì lý do gì rồi gạch đầu dòng chọn những cách để t.ự t.ử mà bản thân có thể tìm hay vô tình xem được ở đâu đó.
- Mẹ có lẽ cũng đôi chút nhận ra sự bất thường của X nên có gặng hỏi, nhưng do chính bản thân cũng không hiểu mình đang đối mặt với chuyện gì nên bạn lựa chọn việc im lặng. X cũng không liên hệ với bạn cũ.
Một lần nữa, ý định tự tử lại xuất hiện
- “May mắn, mình vô tình biết đến một số người, dù đối diện với khó khăn đến cùng cực, họ vẫn vượt qua tất cả để từng bước chạm đến giấc mơ của bản thân. Giờ kể lại thật giống một trong nhiều câu chuyện ‘súp gà tâm hồn’ bình thường, nhưng với mình ở thời điểm ấy, những con người xa lạ đó đã thực sự như một sự cứu rỗi.
- Mình cũng tự nhìn nhận lại chính bản thân, tại sao rõ ràng mọi chuyện thuận lợi đến vậy nhưng vẫn tiêu cực? Dù không tìm ra câu trả lời, nhưng mình biết điều này là không nên. Sau thời gian ấy, cuộc sống của mình trở lại giống như bao học sinh cấp 3 khác. Mình cũng bẵng đi và nghĩ nó giống như một cuộc ‘nổi loạn’ tuổi dậy thì.”
- Tưởng chừng câu chuyện sẽ kết thúc vào năm cấp 3 ấy. Tuy nhiên, X lại tiếp tục đối mặt với vấn đề tương tự vào 10 năm sau:
“Năm 26 tuổi, cái sự ‘nổi loạn’ trong tâm trí ấy lại quay về. Khi mình đang có một công việc khá ổn định và trước đó còn đặt vé cho một chuyến đi mà bản thân đã mong chờ từ lâu, bất ngờ mình mất đi mọi hứng thú.
Mình một lần nữa rơi vào cái suy nghĩ: ‘Sự tồn tại của mình thực sự có giá trị?’…. Dõi theo tiếp câu chuyện tại đây
(Nguồn: Kênh 14)
Đánh giá trị liệu tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.
[…] Thời gian gần đây, truyền thông nhắc đền trầm cảm ngày một nhiều, đi cùng với đó là nhận thức của cộng đồng về trầm cảm cũng được nâng cao đáng kể. Dẫu vậy, trầm cảm ở trẻ em vẫn là một khái niệm xa lạ với nhiều người. Nếu một đứa trẻ vốn vui tươi và hoạt bát, đột nhiên thay đổi, đó là lúc cha mẹ cần đặc biệt chú ý, vì con đang có những dấu hiệu của trầm cảm sớm. Trẻ em thường khó biết cách diễn đạt cảm xúc phức tạp của mình, vì vậy, trong nhiều trường hợp, con sẽ không nói với cha mẹ mà một mình chịu đựng cho tới khi không thể chịu đựng được nữa. Trầm cảm ở trẻ em được giới chuyên môn đánh giá là bệnh lý tâm lý đặc biệt nghiêm trọng bởi những hậu quả mà nó để lại. Trầm cảm khiến trẻ có những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực về lâu dài khiến trẻ cảm thấy bị tách biệt với xã hội, khép kín bản thân, tiêu cực hơn và tự tử. […]