Trầm cảm sau sinh – Khi sức khỏe tinh thần người phụ nữ bị xem nhẹ!

tram-cam-sau-sinh-khi-suc-khoe-nguoi-phu-nu-bi-xem-nhe
Ngày một đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời. Sau chín tháng mười ngày thai nghén. Luôn là khoảnh khắc thiêng liêng và trọng đại nhất trong cuộc đời người phụ nữ.
 
  Tuy nhiên, ở một góc khuất nào đó. Chính cái ngày định mệnh ấy lại trở thành nguồn cơn cho những giông bão cảm xúc không tên. Những đổi thay tinh thần sâu sắc mà ít người để ý. Chúng ta cũng không còn xa lạ với những câu chuyện đau lòng trên các phương tiện truyền thông. Khi những người mẹ trong phút giây hỗn loạn tinh thần đã làm tổn thương chính đứa con mình vừa sinh ra. Thậm chí, không ít lần chúng ta bắt gặp những mẩu tin về người mẹ kết liễu cuộc đời của đứa trẻ sơ sinh do chính mình mang nặng đẻ đau. Những bi kịch đau lòng ấy thường được biết đến là hệ quả của trầm cảm sau sinh.

Trầm cảm sau sinh là gì?

Theo ICD-10 (Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 của Tổ chức Y tế Thế giới). Trầm cảm sau sinh là một dạng rối loạn trầm cảm khởi phát trong vòng 6 tuần đầu sau khi sinh con. Mặc dù không được định danh là một bệnh riêng biệt. Nhưng nó được xem là một dạng trầm cảm nặng, vừa hoặc nhẹ. Có liên quan đến sự thay đổi sinh lý, tâm lý và nội tiết tố ở người mẹ sau sinh.

Thực trạng trầm cảm sau sinh tại Việt Nam

Theo ghi nhận của Viện Nghiên cứu Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai. Phụ nữ trầm cảm sau sinh đến khám chiếm khoảng 20-30% tổng số ca mỗi ngày. Bộ Y tế cũng ghi nhận trầm cảm sau sinh có tỷ lệ tái phát khá cao từ 25-68%. Không chỉ vậy, số liệu trên còn cho thấy hơn 20% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh ở mức độ nặng. Cần phải can thiệp chuyên môn. Và còn rất rất nhiều các trường hợp bị trầm cảm sau sinh khác chưa được thống kê, tổng hợp chính thức. Thậm chí là chưa được nhận diện, hỗ trợ.

Trầm cảm sau sinh - quy định pháp luật liên quan

Quy định pháp luật liên quan tới hành vi phạm tội của phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh:
 
Vấn đề phụ nữ trầm cảm sau sinh cũng được nhà nước ghi nhận. Được phản ánh qua Bộ luật hình sự 2015. Theo Điều 124 của BLHS. Hành vi người mẹ g.i.ế.t con ngay sau khi sinh (trong vòng 7 ngày tuổi) được xét xử theo một điều khoản riêng. Với mức hình phạt nhẹ hơn đáng kể so với các tội danh g.i.ế.t người thông thường. Vì các nhà lập pháp nhận thức được nguy cơ người phụ nữ gặp vấn đề trầm cảm, tâm lý sau khi sinh là rất cao. Điều này giải thích vì sao tội g.i.ế.t con mới được có khung chịu phạt nhẹ hơn rất nhiều so với các tội danh giết người khác.

Trầm cảm sau sinh - phụ nữ cần được quan tâm hơn

Trầm cảm sau sinh không phải là sự yếu đuối và cũng không phải là lỗi của người phụ nữ. Người phụ nữ sau sinh phải trải qua rất nhiều thay đổi đột ngột về tâm sinh lý. Rất cần được lắng nghe, thấu hiểu và điều trị đúng cách. Để phòng ngừa những hệ quả đáng tiếc. Gia đình, người thân ngay khi nhận diện các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh. Cần nhanh chóng đưa sản phụ sau sinh tới các cơ sở tâm lý uy tín để được thăm khám, hỗ trợ kịp thời.

Tại BrainCare, đội ngũ chuyên gia tâm lý gồm các Tiến sĩ, Thạc sĩ của BrainCare luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ bạn và gia đình vượt qua trầm cảm sau sinh- một cách nhẹ nhàng và đầy yêu thương. Hãy đến với BrainCare, để được lắng nghe, được chữa lành. Vì bạn và gia đình xứng đáng được chăm sóc, được yêu thương và được hạnh phúc.

Đánh giá trị liệu tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.

Đăng ký tham vấn - trị liệu

Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe bạn, hãy sẻ chia với chúng tôi nhé!
Contact Me on Zalo