fbpx

Trẻ vị thành niên lo sợ mắc khủng hoảng

  • Mỗi độ tuổi chúng ta đều trải qua những khủng hoảng về tâm lý khác nhau nhưng giai đoạn khủng hoảng nhất là giai đoạn khủng hoảng tuổi vị thành niên. Vì giai đoạn này trẻ có những biến đổi to lớn về mặt sinh học mà giai đoạn khác không có. Khủng hoảng tuổi lên 3 dù chúng làm cha mẹ hết sức khó chịu nhưng chúng còn nằm trong vòng kiểm soát vì chúng non nớt. Ở khủng hoảng tuổi trung niên hay tuổi già thì khi đó người ta đã nhận thức được đầy đủ về bản thân cũng như về cuộc sống, để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc. Còn hậu quả tuổi mới lớn là rất nghiêm trọng khi nhận thức của trẻ chưa hoàn thiện, rất dễ dẫn đến những hành động sai lầm.
  • Nghiên cứu chỉ ra rằng khi bước vào tuổi dậy thì, có đến 15 – 25% trẻ có các triệu chứng phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán của một số rối loạn tâm lý. Các rối loạn thường gặp có thể kể đến như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống và rối loạn sử dụng các chất kích thích. 
  • Giai đoạn vị thành niên được cho là giai đoạn bàn đạp để các con có những bước phát triển mạnh mẽ ở những giai đoạn sau. Đây là giai đoạn hết sức đặc biệt và nhạy cảm khi trẻ có những biến đổi mạnh mẽ về mặt sinh học và biến chuyển lớn lao về tâm sinh lý dẫn đến những rối loạn về cảm xúc, hành vi ở lứa tuổi này.

  • Rối loạn tâm lý hành vi: Các em bị suy giảm khả năng học hành bất thường. Căng thẳng, dễ bực dọc, đôi lúc tỏ ra hỗn láo với người lớn. Có khi mất ngủ, đứng ngồi không yên; có những hành vi bất thường như bỏ nhà ra đi, gây hấn với người khác, rối loạn cảm xúc (vui buồn thất thường, cáu gắt, hưng phấn thái quá hoặc rơi vào trạng thái trầm cảm)… gây nên những hậu quả nghiêm trọng như gây thương tích cho người khác, chống người thi hành công vụ, trộm cắp, đua xe mạo hiểm…
  • Trầm cảm: Các em cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, lo âu, đau đầu, suy nghĩ luẩn quẩn, giấc ngủ không yên… Chính vì vậy, kết quả học tập của các em thường giảm sút, sức khỏe cũng yếu hơn.
  • Trầm cảm là rối loạn tâm thần dễ mắc phải ở lứa tuổi dậy thì do những thay đổi từ lượng hormon trong cơ thể, áp lực từ xung quanh, từ học hành, bố mẹ, thầy cô, bạn bè hay cả từ các chất kích thích…, với nhiều triệu chứng như hay buồn bã, không quan tâm tới mọi thứ xảy ra xung quanh và cả với bản thân, dễ mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, bi quan, sống thu mình.

Nguyên nhân

Thay đổi về mặt sinh học:

Những dấu hiệu về mặt thể chất khi trẻ gái bắt đầu dậy thì có thể rất kín đáo:

  • Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất là sự phát triển mạnh mẽ của ngực về kích thước và hình thái.
  • Lông mu cũng bắt đầu mọc rậm, ở một số trẻ gái còn rậm lông hơn ở chân và tay.

Sau khoảng một năm bắt đầu dậy thì, trẻ sẽ có thêm các thay đổi khác trên cơ thể:

  • Vòng ngực tiếp tục tăng về kích thước và trở nên đầy đặn
  • Xuất hiện kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Đau bụng kinh có thể xảy ra với đặc trưng đau bụng dữ dội hoặc âm ỉ vùng bụng dưới.
  • Lông mu dần cứng và xoăn hơn.
  • Lông vùng nách mọc rậm, một số trẻ gái mọc lông tơ ở ria mép trên
  • Mồ hôi và bã nhờn tiết ra nhiều hơn.
  • Xuất hiện dịch nhầy trong hoặc trắng đục ở vùng kín. Đây hoàn toàn là một cơ chế giúp làm sạch và bảo vệ của vùng nhạy cảm. 
  • Chiều cao tăng mạnh, trung bình khoảng 8-10 cm mỗi năm cho đến khi đạt được chiều cao của người trưởng thành.
  • Bé gái sẽ tăng cân, vùng mỡ tập trung nhiều là cánh tay, đùi, lưng trên.

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy:

 bé trai cũng có thể xuất phát từ những thay đổi mạnh mẽ về thể chất trong giai đoạn này của trẻ, bao gồm các biểu hiện đầu tiên như:

  • Dậy thì ở trẻ nam biểu hiện đầu tiên là ở sự tăng kích thước của tinh hoàn và da bìu trở nên mỏng và đỏ sậm.
  • Lông mu mọc quanh gốc dương vật.

Sau khoảng một năm dậy thì, cơ thể trẻ trai có thêm nhiều thay đổi đáng chú ý:

  • Dương vật và tinh hoàn lớn dần và da bìu sẫm màu hơn.
  • Trẻ có thể có mộng tinh – tình trạng phóng tinh một cách vô thức khi đang ngủ.
  • Lông bắt đầu mọc rậm ở vùng bộ phận sinh dục, chân, nách và mặt.
  • Ngực trẻ lớn phồng lên nhẹ.
  • Giọng nói thay đổi rõ rệt, thường là theo xu hướng trầm hơn.
  • Mụn bắt đầu xuất hiện, chủ yếu là mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn nhọt và mụn mủ.
  • Trẻ sẽ trở nên cao hơn, mạnh hơn. Thông thường, chiều cao trẻ trai có thể tăng đến 8-10cm mỗi năm trong quá trình dậy thì và tăng 10-15cm trong giai đoạn dậy thì. 

  • Hướng tâm hồn ra ngoài, không còn nghe lời bố mẹ. Những thay đổi nội tiết tố và phát triển thần kinh đã làm tăng khả năng nhận thức của trẻ vị thành niên. Trẻ bắt đầu có những khả năng suy luận mạnh mẽ hơn, logic hơn và đưa ra những phán đoán, quyết định độc lập.
  • Trẻ tách rời gia đình, ít tâm sự nói chuyện với ba mẹ, thích gắn bó với bạn bè cùng trang lứa, đặc biệt hay chơi với nhóm bạn thân cùng sở thích, muốn gỡ bỏ vòng kiềm soát của cha mẹ. Nên cha mẹ có con tuổi vị thành niên giai đoạn này nhận thấy những biến đổi của con để kết nối, chia sẻ, giám sát nhưng đồng thời phải khéo léo tế nhị.
  • Năng lực nhận thức và xử lý các vấn đề xã hội của trẻ còn non nớt, trong giai đoạn hình thành nên trẻ dễ bị tổn thương. Đồng thời cũng dễ có suy nghĩ lệch lạc, bốc đồng như kiểu thần tượng hay người hùng. Các mối quan hệ như tình bạn, tình cảm khác giới là mối bận tâm lớn nhất của trẻ.
  • Đọc thêm: Chưa ai biết cách chăm sóc cho trẻ teen mắc trầm cảm
  • Khủng hoảng tuổi vị thành niên do nhiều nguyên nhân gây ra, vì thế bố mẹ, giáo viên cần quan tâm và đồng hành cùng con nhiều hơn.

Biện pháp

  • Hiểu được những thay đổi về mặt sinh học và tâm sinh lý của trẻ để từ đó ba mẹ không có cảm xúc tiêu cực khi con bước vào giai đoạn này, cũng như sẵn sàng chuẩn bị tâm thế để cùng con vượt qua giai đoạn khủng hoảng.
  • Việc giáo dục, định hướng tốt cho đối tượng vị thành niên cần sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Cần tổ chức những lớp học về sức khỏe sinh sản, lớp kỹ năng về hành vi giữ cho mình an toàn.
  • Giáo dục, giải thích cho trẻ: Một trong những việc quan trọng mà bố mẹ cần. Giải thích cho con hiểu rằng dậy thì là giai đoạn tự nhiên, là khoảng thời gian rất kỳ diệu và cần thiết để trẻ trưởng thành toàn diện. Ngoài ra, bố mẹ có thể dạy cho con những thay đổi trên cơ thể khi dậy thì để trẻ không bị hoang mang và có các kỹ năng chăm sóc, bảo vệ bản thân cần thiết. Để làm được điều này ba mẹ phải thực sự là bạn của con.
  • Tôn trọng sự riêng tư của con: Phụ huynh cũng nên dành cho trẻ sự riêng tư phù hợp. Ví dụ, nghiên cứu về tâm lý tuổi dậy thì ở nam cho thấy, trẻ nam đôi khi tìm hiểu cơ thể mình thông qua thủ dâm, đây là điều hoàn toàn bình thường. Có những ba mẹ có thói quen đọc nhật ký của con hay can thiệp quá sâu vào vấn đề tình cảm hay các mối quan hệ bạn bè của trẻ làm trẻ bức xúc và dẫn đến phản ứng. Lời khuyên cho ba mẹ giai đoạn này là tôn trọng, nhẫn nại và tế nhị. Do đó, ba mẹ hay người lớn trong nhà hãy tập thói quen gõ cửa trước khi vào phòng trẻ.
  • Giải thích cho trẻ nếu có bất thường: Nếu con bạn dậy thì sớm hoặc muộn hơn so với bình thường, hãy chia sẻ, trấn an và hỗ trợ trẻ. Chúng có thể cảm thấy xấu hổ vì cảm thấy khác biệt so với bạn bè, vì thế cha mẹ cần giải thích cho con hiểu rằng từng cơ thể đều có tốc độ phát triển khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy trẻ đã dậy thì quá sớm hoặc quá muộn, thì nên đưa trẻ đi khám để nhận được sự tư vấn và điều trị phù hợp. 
  • Tán thưởng nỗ lực của trẻ: Hãy tán dương những cố gắng, thành tích và hành vi tích cực của trẻ, đồng thời hãy giữ bình tĩnh khi trẻ đang bùng phát cơn giận. Hãy đợi cho đến khi chúng dịu lại để ngồi xuống và trao đổi về vấn đề nào đó. Đây là một phương pháp áp dụng sự hiểu biết về tâm lý tuổi dậy thì ở con gái và con trai vô cùng hữu hiệu. Trẻ rất thích được khen ngợi và cực kỳ ghét sự so sánh.
  •  Khuyến khích con tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tránh tiếp xúc với các loại phim ảnh, các trò chơi bạo lực hay văn hóa phẩm đồi trụy… Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Những áp lực về tâm lý của các em nếu không có người giúp giải tỏa thì về lâu dài sẽ ngày càng đè nặng lên, khiến các em có thể bị các rối loạn về hành vi, rối loạn về cảm xúc và rối loạn tâm thần. Cha mẹ cần sát sao, giám sát con em mình khi thấy có những biểu hiện bất thường cần can thiệp, khuyến khích, động viên kịp thời. Để làm được điều đó ba mẹ phải thực sự là bạn của con. Nếu khủng hoảng ở trẻ quá sức can thiệp của ba mẹ, cần đưa trẻ đến trung tâm trị liệu tâm lý để các chuyên gia tâm lý tư vấn, phục hồi đưa trẻ trở lại cuộc sống bình thường.

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Contact Me on Zalo