fbpx

Bố mẹ và con ai nhiều tuổi hơn?

Ba mẹ và con ai nhiều tuổi hơn? Câu hỏi này nghe có vẻ ngớ ngẩn. Vì ai chẳng biết ba mẹ nhiều tuổi hơn. Nhưng nếu tính tuổi làm cha mẹ thì ba mẹ với con bằng tuổi nhau. Chỉ giây phút sinh ra một đứa trẻ chúng ta mới được gọi là ba mẹ. 

 Tại sao chúng ta bắt con cái học nhiều thứ mà chúng ta không học gì? 

  • Tôi tâm đắc câu nói này: “Nếu chỉ biết đẻ con thì đến gà mái cũng làm được”. Nếu chỉ biết nuôi con cho béo khỏe thì các loài động vật khác thậm chí còn làm tốt hơn chúng ta. 
  • Điều làm con người chúng ta khác biệt chính là chúng ta được giáo dục. Nuôi phải đi kèm với dạy dỗ và rèn luyện. Học làm cha mẹ là quá trình diễn ra liên tục, thậm chí kéo dài cả đời vì tạo hoá đã ban cho chúng ta thiên chức đó cùng trách nhiệm, nghĩa vụ.
  • Nhưng vai trò của ba mẹ phát huy mạnh mẽ nhất trong những năm tháng trẻ còn sống lệ thuộc trong vòng tay của ba mẹ. 
  • Khi chúng đã đủ lông đủ cánh bay xa thì tác động sẽ rất yếu ớt. Các nhà giáo dục học chỉ ra rằng giai đoạn quan trọng nhất cho sự hình thành lên nhân cách, phẩm chất, trí tuệ của trẻ là 6 năm đầu đời. 
  • Albert Einstein từng nói: “Mọi trẻ em sinh ra đều là thiên tài, thế nhưng trong những giai đoạn bắt đầu tìm hiểu và học hỏi, những phương pháp giáo dục sai lầm có thể bóp chết tố chất thiên tài trong trẻ”. Đối với các em ba mẹ chính là người thầy đầu tiên, người thầy cuối cùng và cũng là giáo viên mầm non tốt nhất. 

Vậy cha mẹ phải học theo phương pháp giáo dục như thế nào?

  • Cha mẹ Phương Đông thường có xu hướng nuôi dạy con theo kiểu bao bọc hay thuật ngữ gọi là yêu con như “hình tử cung”. Phương pháp nuôi dạy con của người Do Thái là yêu con như “hình đống lửa” được cho là phương pháp giáo dục ưu việt nhất hiện nay. Người nào nuông chiều con cái, ắt có ngày người đó phải băng bó vết thương cho con. Mềm mỏng là hại, tàn nhẫn là yêu. Tình yêu đối với con cái của một số cha mẹ giống như hình tử cung, họ luôn muốn bao bọc lấy chúng trong tình yêu thương vô điều kiện của mình suốt cuộc đời. Còn tình yêu của các ba mẹ Do Thái đối với con cái tựa như một đống lửa, tình yêu đó được dằn sâu trong lòng, dưới biểu lộ sắt đá và cứng cỏi, họ chỉ làm một ngọn lửa rực sáng, soi rọi con đường phía trước cho con cái, để chúng có thể tự học cách sinh tồn, vươn lên trong cuộc đời.
  • Như vậy, cốt lõi của phương pháp giáo dục của người Do Thái là “vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương”. Bản chất ba mẹ nào cũng yêu thương con nhưng mỗi người yêu theo một cách khác nhau. Yêu một cách mù quáng sẽ biến thành nô lệ của con cũng như gián tiếp đẩy con thành những đứa trẻ què quặt, thiếu sức chiến đấu khi bước vào cuộc sống. Yêu còn là  kỷ luật, nghiêm khắc, buông tay để con tự bước, tự trưởng thành.
  • Nhưng nghiêm khắc không có nghĩa là áp đặt hay dùng đòn roi. Ranh giới của “tàn nhẫn” và yêu thương là rất mong manh. Cũng như tàn nhẫn mà không đi đúng trên đường ranh của chúng sẽ trở nên phản giáo dục.

Để làm được điều đó ba mẹ phải học gì?

  • Làm bạn cùng con. Đây là điều không nhiều ba mẹ làm được nhưng nó mang lại kết quả rất tuyệt vời. Muốn làm bạn phải hiểu được con. Để hiểu được con ngoài việc quan tâm, sát sao tất cả hoạt động của con như học tập, vui chơi còn phải hiểu về tâm lý lứa tuổi. Sát sao không có nghĩa là chỉ việc, làm thay mà chỉ đóng vai trò định hướng, quan sát. 
  • Cho phép trẻ được mắc sai lầm. Có sai lầm trẻ mới học được bài học. Không vội chỉ trích khi trẻ làm sai. Hãy ngồi xuống để lắng nghe, đồng cảm với trẻ. Khi hiểu được vấn đề của trẻ bạn mới biết cách đưa ra lời khuyên đúng đắn. Chúng ta học cách làm ngơ trước những tiêu cực của con. Đừng vội đưa ra lời khuyên hay can thiệp vào vấn đề của trẻ, mọi cánh cửa đến với thế giới của trẻ sẽ đóng ngay trước mắt bạn.
  • Tin tưởng con. Đã có rất nhiều bài học đắt giá từ việc ba mẹ thiếu tin tưởng vào con cái. Mỗi trẻ là cá thể độc lập. Được tin tưởng trẻ sớm tự tin vào bản thân, độc lập trong suy nghĩ hành động.   
  • Có một điều thú vị rằng bản thân cái cây chỉ lặng im nhưng người ngồi dưới gốc cây vẫn thấy bình yên, hạnh phúc. Ba mẹ chỉ cần nhiều niềm vui và bình an. Từ đó cha mẹ tự toả ra nguồn năng lượng để những đứa con thấy an vui, bình tĩnh đối diện mọi khó khăn trong cuộc sống.
  • Đứa trẻ cần phải được trao cho một trách nhiệm, một sứ mệnh phải hoàn thành. Khi trẻ cầm giữ sứ mệnh đó trẻ sẽ nỗ lực và cố gắng để hoàn thành, sống hướng thiện và có niềm tin ở bản thân.

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng kí tư vấn

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Contact Me on Zalo