Hôn nhân không tình yêu sẽ như thế nào?
- Trong khi một số người cho rằng ly hôn là sự thụt lùi của xã hội văn minh thì cũng nhiều ý kiến cho rằng hôn nhân không tình yêu là vô đạo đức.
- Vậy hiểu thế nào về hai quan điểm trái chiều này?
Có nên ly hôn khi mối quan hệ vợ chồng rạn nứt sâu sắc?
Trước hết, chúng ta bàn đến khái niệm tình yêu trong hôn nhân. Tình yêu đó là thứ tình cảm không bền vững, khó nắm bắt. Thường tình yêu nam nữ nồng nàn nhất trong giai đoạn yêu đương tìm hiểu. Khi bước vào cuộc sống gia đình sẽ chuyển biến thành thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý là tình nghĩa.
Tình nghĩa là thứ tình cảm bền chặt, không đổi thay theo tháng năm. Nhưng hầu hết các cặp vợ chồng hiện đại không hiểu được “Tu trăm đời mới được đi chung thuyền. Tu nghìn đời mới được ngủ chung gối”. Dẫn đến bi kịch là khi tình yêu phai nhạt cũng là lúc hôn nhân rơi vào bế tắc.
Cuộc sống hôn nhân với bộn bề toan tính. Sự thiếu quan tâm chăm sóc đến đối phương thường làm tình yêu nguội lạnh. Có điều họ cố bám vào sự mất mát thiếu hụt đó mà trách cứ đối phương không còn như xưa.
Thực tế là họ nên tập trung vào vun đắp cho tình nghĩa mới nảy nở thêm bền chặt, sâu sắc. Có thể, vợ lấy lí do vì con vì cái nên cố níu giữ thứ tình cảm ít ỏi còn lại. Chồng làm về có cơm canh ăn qua ngày cũng coi như mọi chuyện “mặc đời”.
Khi cả hai đã biến cuộc hôn nhân của mình thành địa ngục
Thực tế ly hôn là điều không ai muốn. Cha mẹ ly hôn khi chỉ nghĩ đến cảm xúc cá nhân, điều này gián tiếp gây lỗi với con. Những đứa con sống trong vòng tay không nhận được tình yêu thương của bố mẹ. Các con sẽ cảm thấy như thế nào? Tủi thân? Khóc một mình? Lạc lõng ở lớp cũng như ở nhà? Bố mẹ đã bao giờ thử một lần hiểu tâm trạng của con!
Nói như vậy không có nghĩa là bắt người trong cuộc phải chịu đựng cuộc sống cơm chẳng lành canh chẳng ngọt đó. Chỉ mong người trong cuộc hay tỉnh táo. Cha mẹ cùng nhau ngồi lại tìm ra hướng giải quyết mâu thuẫn và cùng nhau khắc phục. Nếu một bên cố gắng hết sức mà bên kia không thiện chí thì… chia tay là giải pháp tốt nhất cho cả hai.
Khi cả hai đã biến cuộc hôn nhân của mình thành địa ngục thì tất cả các thành viên đều nhiễm độc khi sống trong môi trường đó. Các ảnh hưởng đến tâm lý như stress, trầm cảm.. thậm chí là tự tử được ghi nhận rất nhiều trong gia đình diễn ra xung đột vợ chồng. Trẻ học thiếu tập trung, sang chấn tâm lý, trầm cảm, bạo lực học đường. Thậm chí tìm đến cái chết để giải thoát… do bất hoà trong gia đình.
Hôn nhân trở nên vô đạo đức khi nào?
Quan niệm của người Á Đông, thành công của một người phải có gia đình hoàn hảo. Vô hình chung làm cho các cặp vợ chồng chọn phương án chung sống với cuộc hôn nhân đã chết. Nhưng cuộc hôn nhân không hạnh phúc đó lại như nỗi đau âm ỉ cho tất cả người trong cuộc. Trẻ không nhận được đầy đủ tình yêu cả bố mẹ. Điều mà có thể khi ly hôn bố mẹ vẫn có thể cho con đầy đủ. Còn nếu sống mà không có tình cảm, sống lừa dối trước mặt con cái điều này cũng không phải là giải pháp tốt.
Sẽ là vô đạo đức nếu cha mẹ thiếu trách nhiệm với cuộc hôn nhân của mình. Thiếu trách nhiệm trước hết ở việc tìm hiểu kỹ tâm tính, đạo đức, lối sống của đối phương trước khi tiến đến hôn nhân. Lường trước được mọi khó khăn sẽ gặp trong cuộc hôn nhân sắp tới. Trong mối quan hệ với người bạn đời của mình phải luôn yêu thương, chia sẻ, tin tưởng, tôn trọng.. coi trọng tình nghĩa vợ chồng để hết mình vun vén cho hạnh phúc. Nhưng cuộc hôn nhân đó không thể tồn tại đó nếu chỉ được xây từ một phía. Nếu một bên ra sức xây mà bên kia lại không có thiện chí thì nên phá bỏ mối quan hệ đó để tìm hạnh phúc mới.
Đánh giá trị liệu tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.