Bạn đã bao giờ nghĩ mạng xã hội có khả năng giết người?
Bạn đã bao giờ tưởng tượng rằng những hiểm họa cho người trẻ không chỉ đến từ thế giới thực mà là ở thế giới ảo?
- Bắt nạt qua mạng đang là vấn nạn nhức nhối trong giới trẻ hiện nay. Một thứ được cho là không thể tách rời với con người hiện đại – mạng xã hội, đang được cho là kẻ giết người thầm lặng.
- Quá nửa thanh thiếu niên đã từng bị bắt nạt qua mạng ít nhất một lần. Cứ 3 người thì có nhiều hơn 1 người trẻ đã từng bị đe dọa qua mạng. Trên 25% thanh thiếu niên đã từng hoặc đang bị bắt nạt lặp đi lặp lại qua thiết bị di động hoặc mạng Internet. Quá nửa những thanh thiếu niên bị bắt nạt qua mạng không nói cho cha mẹ biết khi mình bị bắt nạt. Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc cứ trung bình mỗi ngày khoảng 3.000 trẻ vị thành niên chết do tự tử. Rất nhiều trong số này và có xu hướng tăng lên số vụ tự tử có nguyên nhân từ mạng xã hội.
Bắt nạt qua mạng bao gồm:
Nghệ thuật tỉnh thức (MBAT) – Được đội ngũ chuyên gia BrainCare nghiên cứu và ứng dụng kết hợp với các phương pháp hiện đại như CBT, DBT, CAT… Thành một bộ công cụ rất hữu hiệu, thực sự phù hợp với tâm sinh lý của trẻ, mở ra cánh cửa để trẻ trải lòng và giải tỏa căng thẳng. Mang lại rất nhiều trẻ em có “cuộc sống vui vẻ – hạnh phúc và an nhiên”
Bắt nạt trên mạng là khi ai đó, điển hình là một thiếu niên, bắt nạt hoặc quấy rối người khác trên internet và trong các không gian kỹ thuật số khác, đặc biệt là trên các trang truyền thông xã hội. Hành vi bắt nạt có hại có thể bao gồm đăng tin đồn, đe dọa, nhận xét tình dục, thông tin cá nhân của nạn nhân hoặc dùng ngôn từ đóng khung (tức là ngôn từ kích động thù địch).
Tại sao mạng xã hội là sân chơi nguy hiểm
Theo số liệu điều tra số học sinh THCS và THPT truy cập internet hàng ngày chiếm 47,1%. Thời lượng trung bình các em truy cập vào internet là 3,8h/ngày.
Những dạng cơ bản của bắt nạt qua mạng:
- Gửi những thông điệp hoặc tin nhắn có nội dung xấu tới email hoặc điện thoại di động tới một ai đó
- Phát tán những tin đồn nhảm, có tính chất xúc phạm và làm nhục qua mạng
- Gửi những tin nhắn gây tổn thương hoặc đe dọa lên các trang mạng xã hội hoặc các trang web/blog
- Lấy trộm thông tin cá nhân của ai đó rồi lẻn vào tài khoản của họ để phá hoại hoặc gửi những thông điệp gây hại
- Làm giả một ai đó khác trên mạng để làm tổn thương người khác
- Lấy những bức hình/clip riêng tư hoặc không được đẹp của một ai đó rồi lan truyền qua Internet và mạng xã hội
- Nhắn tin gợi dục (mà chưa có sự đồng thuận) hoặc lưu hành những hình ảnh hoặc tin nhắn khêu gợi tình dục về một ai đó.
Nguy cơ trên mạng xã hội:
Học sinh có thể tiếp xúc với nội dung không phù hợp, nội dung khiêu dâm và quấy rối trong khi trực tuyến.
- Các thông tin trên internet có thể là liên quan đến vấn đề tình dục, bạo lực hoặc đe dọa. Nghiện “SEX” cần lắm lửa say mê, đọc tiếp.
- Các thông tin có thể được truyền cho học sinh thông qua các phòng chat email hoặc thông qua các tin nhắn
- Quấy rối tình dục
- Bắt nạt trực tuyến
- Tiếp xúc với hình ảnh khiêu dâm
- Gặp người xấu trên mạng
- Tiếp cận với các thông tin giả đồi trụy
- Bị đánh cắp thông tin cá nhân do virut
Đặc điểm của thông tin số:
- Sao chép nhanh chóng, phân phối lan truyền dễ dàng
- Được lưu trữ ở nhiều nơi
- Được tạo ra và truyền đạt tự động
- Được lưu trữ với các mức độ tìm kiếm khác nhau
- Khác với thông tin thông thường thường có vị trí cố định tại một địa điểm và thời gian.
Hậu quả của bắt nạt qua mạng:
- Rối loạn lo âu
- Rối loạn trầm cảm
- Tự làm đau bản thân (self-harm), tìm hiểu thêm.
- Thậm chí tự tử
- Nạn nhân thường thiếu tự tin
- Tổn thương sự tự trọng nặng nề
- Có cảm giác sợ hãi, buồn bã, tức giận nhiều hơn sau khi bị bắt nạt.
Ưu việt của liệu pháp nghệ thuật tỉnh thức trong trị liệu tâm lý cho trẻ
- Liệu pháp này kết hợp tinh hoa của các liệu pháp đã được chứng minh tính hiệu quả trên thế giới và được áp dụng trong thực tế tại Việt Nam. Nghệ thuật tỉnh thức là sự kết hợp lợi ích của chánh niệm thông qua các trải nghiệm nghệ thuật. Qua việc tiếp cận với trẻ bằng nghệ thuật, giải quyết tận gốc rễ những cảm xúc tiêu cực, những trạng thái tâm lý bất ổn… do mạng xã hội chỉ qua một liệu trình của Nghệ thuật tỉnh thức.
- Thông qua việc trải nghiệm nghệ thuật, cụ thể là việc trẻ tương tác bằng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, ngôn ngữ cơ thể… giúp trẻ cảm thấy an toàn và thoải mái hơn khi nói về những khó khăn của mình. Nhất là đối với trẻ chưa thể diễn tả chính xác những gì mình trải qua, những tổn thương mà các em đã phải chịu đựng. Nhà trị liệu sẽ chữa lành tổn thương và giải quyết khúc mắc tâm lý cho trẻ dựa trên sản phẩm nghệ thuật mà trẻ thể hiện.
- Liệu pháp này phù hợp cho mọi đối tượng trị liệu tâm lý học đường, không chỉ là những trẻ yêu nghệ thuật hay có năng khiếu nghệ thuật.
Những ưu điểm tiếp theo
- Đặc biệt sau những buổi trị liệu thân chủ hoàn toàn có thể thực hành tại nhà và có kinh nghiệm để tự mình vượt qua khi đối mặt với vấn đề tiếp theo của mình.
- Cam kết chữa lành các tổn thương tâm lý cho trẻ mà không cần dùng thuốc, không gây đau đớn, trị tận gốc rễ của bệnh, không lo tác dụng phụ.
Khi những kết nối ảo đang dần thay thế kết nối thật thì con người càng ngày càng đối mặt với những vấn nạn do mạng xã hội gây ra. Bắt nạt qua mạng được cho là mối hiểm họa khôn lường của xã hội hiện đại. Kẻ tội đồ thường đeo cho mình lớp mặt nạ. Hay ai cũng vô tình trở thành tội đồ khi hùa vào số đông chửi bới, trù dập, mắng mỏ, mỉa mai người không hề quen biết, không hề biết nguồn cơn câu chuyện. Để rồi nạn nhân rơi vào trạng thái hoảng sợ, vô vọng, cô đơn, bị xúc phạm và tìm đến cái chết để giải thoát.
Hãy học cách cảm thông và yêu thương đồng loại. Không hùa theo số đông để vô tình làm tổn thương hay hãm hại một con người!
Đánh giá trị liệu tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.