NGHIỆN CHẤT LÙI XA CHỈ QUA MỘT LIỆU TRÌNH

Nghiện chất không chỉ là việc một người quá lệ thuộc vào chất đó mà còn là con đường ngắn nhất đến với tử thần. Việc sử dụng chất gây nghiện đang ngày càng trở thành một trào lưu phổ biến gây áp lực nặng nề lên gia đình và xã hội. Nó không những làm băng hoại các giá trị đạo đức và còn làm lung lay tận gốc rễ hạnh phúc gia đình, thui chột những thế hệ mầm non tương lai đất nước.

Mỗi năm, nước ta có thêm mười nghìn người nghiện ma túy và đáng lo ngại là tiếp tục có xu hướng trẻ hóa. Trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam có thêm khoảng 10 vạn người nghiện ma túy. Điều đáng chú ý, có khoảng 70% trong số người nghiện dưới 30 tuổi.

Nghệ thuật tỉnh thức (MBAT) – Được đội ngũ chuyên gia BrainCare nghiên cứu và ứng dụng kết hợp với các phương pháp hiện đại như CBT, DBT, CAT… Trị liệu chuyên sâu cho thân chủ gặp vấn đề về:  Nghiện chất, sang chấn tâm lý, trầm cảm, lo âu, nghiện internet, thách thức chống đối, rối loạn cảm xúc…

Nghiện chất là gì?

Nghiện chất là rối loạn mãn tính, có khả năng tái phát cao, đặc trưng bởi sự thôi thúc khó kiểm soát trong việc dùng chất dù biết có hại. Chất muốn nhắc đến ở đây là những chất tác động lên hoạt động tâm thần của con người. Chúng có thể là chất cấm: cocain, cần sa, heroin, thuốc lắc, ma túy đá…gọi chung là ma túy. Cũng có thể là chất không cấm: rượu, nicotine, caffein…Hoặc thậm chí là thuốc: thuốc ngủ, thuốc giảm đau (morphin)…

Dấu hiệu để chấn đoán các rối loạn sử dụng chất gây nghiện

Theo Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần, để chẩn đoán rối loạn sử dụng chất gây nghiện (thuật ngữ này dùng thay cho nghiện chất) cần có ít nhất là 2/11 dấu hiệu dưới đây. Các dấu hiệu này xảy ra trong 12 tháng.

Dùng chất với lượng lớn hơn hoặc trong một thời gian dài hơn dự định.
Mong muốn dai dẳng hoặc nỗ lực giảm hoặc kiểm soát sử dụng chất đó không thành công.
Dành nhiều thời gian để tìm kiếm, sử dụng hoặc hồi khỏi các tác dụng của chất đó.
Ham muốn mạnh mẽ hoặc thôi thúc sử dụng chất này.
Không thực hiện đúng vai trò chính tại nơi làm việc, trường học hoặc ở nhà do dùng chất.
Tiếp tục dùng chất dù có các vấn đề xã hội hoặc cá nhân xảy ra. Hoặc làm trầm trọng hơn do ảnh hưởng của việc sử dụng chất.

Nguyên nhân dẫn đến nghiện chất

  • Nghiện là căn bệnh mãn tính giống như bệnh về hô hấp, tim mạch,… có tính tái phát cao. Các yếu tố về cá nhân, gia đình, xã hội là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc sử dụng và tái sử dụng của người nghiện
  • Do yếu tố tâm lý: Sử dụng chất gây nghiện như một phương thức lẩn tránh khỏi tác động của stress trong cuộc sống.
  • Do áp lực của công việc và học tập.
  • Do sự thiếu hiểu biết nên dễ bị lôi kéo, dụ dỗ. Thêm vào đó cộng với tính hiếu kỳ, tò mò, thích chơi trội thể hiện mình của người trẻ
  • Do môi trường gia đình: Sự buông lỏng con cái của cha mẹ
  • Do môi trường xã hội, công tác quản lý chất gây nghiện chưa chặt chẽ

Hậu quả của nghiện chất

Trong đó ma túy được chia làm ba loại theo nguồn gốc:Ma túy có nguồn gốc tự nhiên: Thuốc phiện, cần sa, cocain; Ma túy bán tổng hợp: Heroine, Codeine, LSD …; Ma túy tổng hợp: Methadone, Meperidine, Amphetamine …
Khi sử dụng chất gây nghiện ở não bộ sẽ tiết ra chất Dophamine, Oxytocin hay gọi là hocmon hạnh phúc tác động trực tiếp vào thụ thể gây cảm giác phấn khích, vui vẻ, gây ảo giác, ảo thanh, ảo hình.
Sử dụng chất gây nghiện lâu dài dẫn đến não không tự sản sinh ra hocmon Dophamine mà hoàn toàn phụ thuộc vào bên ngoài. Cơ chế sản sinh Dophamine yếu hay thậm chí mất đi dẫn đến rối loạn chuyển hóa dẫn truyền về dophamine.
Sử dụng chất gây nghiện lâu dài dẫn đến não không tự sản sinh ra hocmon Dophamine mà hoàn toàn phụ thuộc vào bên ngoài. Cơ chế sản sinh Dophamine yếu hay thậm chí mất đi dẫn đến rối loạn chuyển hóa dẫn truyền về Dophamin.
Việc sử dụng chất gây nghiện lâu dài không đưa đến cái chết tức thì, nhưng làm làm suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ, mất khả năng lao động, mắc các bệnh xã hội như HIV và đặc biệt là từ từ cũng dẫn đến các bệnh tâm thần, từ lo sợ vô cớ, trầm cảm đến loạn thần thật sự, hoang tưởng…

Đội ngũ chuyên gia

Đăng ký tham vấn - trị liệu

Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe bạn, hãy sẻ chia với chúng tôi nhé!