Cách quản lí tài chính cá nhân
- Tài chính cá nhân có thể coi là những gì liên quan đến dòng tiền của bạn (thu nhập, chi tiêu) trong cuộc sống hàng ngày. Hiểu sâu xa hơn, nó cũng giống như cách bạn quản lý dòng tiền của mình, quản lý tài chính cá nhân để chi tiêu một cách hợp lý. Trong bài viết này, bạn sẽ biết được lý do vì sao nên quản lý tài chính cá nhân đặc biệt khi còn trẻ, cũng như tìm ra được phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất dành cho mình.
Tại sao cần phải quản lý tài chính cá nhân?
- Quản lý tài chính cá nhân đóng vai trò rất quan trọng. Nó đảm bảo một cuộc sống tốt, đề phòng những rủi ro trong cuộc sống. Ngay từ khi còn trẻ, bạn nên học cách quản lý đồng tiền của mình một cách hợp lý. Bạn nên kiểm soát nguồn thu nhập, chi tiêu cũng như các khoản đầu tư, tiết kiệm của mình hợp lý.
- Luôn có sẵn những quỹ tiền để dành cho các dự định trong tương lai. Hoặc phòng cho những trường hợp rủi ro.
- Có một cuộc sống ổn định, không phải lo âu nhiều về vấn đề tài chính.
- Rõ ràng về các khoản thu chi, biết sử dụng đồng tiền một cách hợp lý hơn.
Tiết kiệm tiền cho tuổi già.
Phương pháp quản lí tài chính cá nhân
Quản lý tài chính cá nhân bằng phương pháp 50/20/30
Đây là một trong những quy tắc được đánh giá là khá hiệu quả và có thể dễ dàng áp dụng. Với phương pháp này, tiền sẽ được chia theo quy tắc 50/20/30 dựa trên tổng thu nhập. Cụ thể hơn, sau khi có một khoản thu nhập:
- 50% của tổng thu nhập sẽ được dùng để chi tiêu cho những nhu cầu cần thiết. Ví dụ như tiền nhà, điện nước, ăn uống,…
- 20% tổng chi tiêu sẽ dùng cho tích lũy và đầu tư. Bạn có thể lựa chọn để tiết kiệm. Hoặc đầu tư bằng các hình thức mua vàng, chơi chứng khoán,…
- 30% sẽ dùng cho các nhu cầu cá nhân để tận hưởng cuộc sống. Bạn có thể sử dụng khoản tiền này để làm những gì mình muốn. Tuy nhiên, hãy sử dụng một cách thông minh.
Quản lý tài chính cá nhân bằng quy tắc 6 chiếc lọ
Nhìn chung, để tuân thủ theo quy tắc này, bạn cần chia thu nhập thành 6 phần theo tỷ lệ sau:
- Lọ thứ nhất – chiếm 55% thu nhập (chi tiêu cần thiết): Đây là khoản dành cho các chi tiêu cần thiết như ăn uống, nhà ở, hoá đơn điện nước.
- Lọ thứ hai – chiếm 10% thu nhập (khoản tiết kiệm dài hạn): Đây là phần dành cho các khoản tiết kiệm dài hạn phục vụ cho các khoản dự định trong tương lai như mua nhà, mua xe,… Bạn có thể tham khảo các hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng để tránh việc tiêu lẫn vào khoản tiền tiết kiệm này, cũng như vừa được hưởng mức lãi suất ưu đãi.
- Lọ thứ ba – chiếm 10% thu nhập (khoản đầu tư cho kiến thức): Bên cạnh việc tiết kiệm và chi tiêu hàng ngày. Việc dùng tiền để đầu tư kiến thức cho bản thân là không thể thiếu.
- Lọ thứ tư – chiếm 10% thu nhập (chi tiêu dành cho bản thân): Bạn có thể sử dụng khoản tiền này để phục vụ các nhu cầu giải trí của bản thân. Đây sẽ là những lúc để bạn có thêm động lực làm việc, và cân bằng lại cuộc sống của mình.
- Lọ thứ năm – chiếm 10% thu nhập (khoản đầu tư linh hoạt): Đây là khoản dành cho các hoạt động đầu tư sinh lời. Ví dụ như bất động sản, chứng khoán. Khoản tiền sinh lời sẽ giúp bạn có một khoản tiền nho nhỏ để trang trải trong trường hợp khẩn cấp như dịch bệnh, thất nghiệp.
- Lọ thứ sáu – chiếm 5% còn lại (quỹ từ thiện): Nếu tài chính của bạn khá tốt, bạn có thể dành 5% này cho mục đích từ thiện.
Sử dụng các ứng dụng, phần mềm quản lý chi tiêu
- Bạn có thể dễ dàng quản lý chi tiêu, tài chính cá nhân của mình bằng cách sử dụng các ứng dụng, phần mềm quản lý để nắm được chi tiêu, dòng tiền ra, vào của mình. Tránh việc chi tiêu quá nhiều vào những thứ không cần thiết. Bạn có thể sử dụng và ghi chép thu chi vào ứng dụng bất cứ lúc nào, bất cứ đâu, rất linh hoạt và tiện lợi. Hiện nay, các ứng dụng đều có thể liên kết với các tài khoản ngân hàng để dễ dàng quản lý các chi tiêu khi bạn sử dụng thẻ. Bạn có thể dễ dàng theo dõi, kiểm tra thu chi của mình qua các biểu đồ, đồ thị và công cụ phân tích riêng biệt.
- Bạn có thể lập bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân bằng cách sử dụng Excel vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, việc sử dụng Excel cũng có nhiều bất tiện như bạn sẽ không thể cập nhật chi tiêu thường xuyên được, vì các tác vụ trên Excel sẽ được thay đổi khi sử dụng trên máy tính.
- Đọc thêm: Áp lực công việc – đừng xem là chuyện nhỏ
Lập bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân
- Bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân cũng là một cách quản lý tài chính cá nhân được mọi người tin dùng từ xưa tới nay. Xây dựng bảng kế hoạch chi tiêu sẽ giúp bạn có thói quen tốt trong việc quản lý tài chính của mình, cũng như sử dụng tiền một cách hợp lý nhất. Với phương pháp này, bạn có thể chủ động lên kế hoạch, mức tiền dành cho các khoản như chi tiêu cần thiết, đầu tư, tiết kiệm,… Bằng cách ghi chép lại những khoản tiền này, bạn sẽ nắm được các khoản chi tiêu một cách rõ ràng, và tìm ra được những khoản chi tiêu không cần thiết của mình.
Bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân thường đảm bảo có đủ 3 yếu tố:
- Nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống (các khoản thiết yếu như tiền nhà, hoá đơn điện, nước, internet,…).
- Nhu cầu chi tiêu cá nhân (các khoản như mua sắm, du lịch, học tập,…).
- Nhu cầu phục vụ cho tài chính cá nhân (các khoản như đầu tư vàng, bất động sản, mua bảo hiểm,…).
Đánh giá trị liệu tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.