Nội dung chính
Lo âu, trầm cảm tuổi dậy thì biết bao điều trăn trở
“Khi bước vào tuổi dậy thì, con gặp rất nhiều những khó khăn tâm lý khác nhau. Trong đó đặc biệt nghiêm trọng là lo âu và trầm cảm” – Tiến sĩ Nguyễn Thị Thắm, phó Viện trưởng Viện Tâm lý Giáo dục BrainCare chia sẻ. Có một thực tế đáng báo động là số ca lo âu, trầm cảm ở độ tuổi dậy thì, đặc biệt là trầm cảm sớm đến đánh giá, trị liệu tâm lý tại Viện BrainCare ngày càng tăng và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong số các ca tâm lý. Rất nhiều các em học sinh ở độ tuổi dậy thì gặp trầm cảm, lo âu mà gia đình không hay biết và vô cùng ngạc nhiên khi được chuyên gia giải thích về tình trạng tâm lý của con. Tiến sĩ Nguyễn Thị Thắm đã đưa ra cảnh báo: Những thay đổi, bất thường trong cử chỉ, hành vi, thói quen sinh hoạt có thể chính là dấu hiệu của lo âu và trầm cảm mà cha mẹ không thể thờ ơ. Vậy, làm thế nào để cha mẹ có thể nhận biết những tín hiệu này?
Những dấu hiệu dễ nhận biết của lo âu, trầm cảm ở con
Hãy cùng BrainCare tìm hiểu để nhận diện sớm và hỗ trợ con kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, cha mẹ nhé!
Ăn, ngủ:
– Chán ăn, không muốn ăn hoặc ăn quá nhiều
– Ít ngủ, thức khuya, ngủ không sâu giấc, hay giật mình
Về mặt cơ thể:
– Con thường kêu đau đầu, chóng mặt
– Ra mô hôi tay (không phải do cơ địa)
– Khó thở, thở gấp, tim đập nhanh, tức ngực, đau ngực
Về mặt cảm xúc:
– Trầm buồn, lúc nào cũng buồn, kêu chán, cảm thấy cô đơn, trống trải, lạc lõng
– Luôn hồi hộp, lo lắng trước một sự việc, sự vật nào đó
– Dễ nóng giận, bực bội, nhạy cảm trước các chi tiết rất nhỏ, dẫn đến phản ứng thái quá
Dễ khóc, khóc nhiều
Sự kết nối với người khác:
– Không tham gia hoạt động với mọi người, thu mình, khép kín
– Không có bạn thân
– Lúc ở nhà, con không trò chuyện với bố mẹ và những người thân
– Đóng cửa, ở trong phòng một mình
– Không muốn đi chơi, đi ăn, chỉ thích ngủ
Sự hứng thú với các hoạt động:
– Không còn hứng thú với các hoạt động, kể cả những hoạt động trước đây con rất yêu thích
– Chỉ thích ngủ
Tự làm đau bản thân:
– Tự đánh mình, có các hành vi gây đau cho bản thân như: cắt tay, đập đầu vào tường,…
– Thường phàn nàn, kêu ca, suy nghĩ về cái ch.ết
– Thấy mình kém cỏi, không có giá trị
Nếu nhận thấy con bất kỳ biểu hiện nào kể trên, cha mẹ tuyệt đối không chủ quan, có thể con đang cần trợ giúp mà không thể nói ra. Cha mẹ xin hãy dành thời gian lắng nghe và quan sát những dấu hiệu bất thường ở con để hỗ trợ con kịp thời, cha mẹ nhé.
Đánh giá trị liệu tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.