fbpx

Áp lực công việc – đừng cho là chuyện nhỏ

Con người thường dùng 1/3 cuộc đời để làm việc. Công việc áp lực, căng thẳng, bất như ý là nguyên nhân của 85% những người trong độ tuổi lao động gặp vấn đề về trầm cảm trong một giai đoạn nào đó. Nhưng điều đáng nói ở đây là hầu hết trong số họ đều nghĩ rằng đó chỉ là Stress thoáng qua mà bệnh sẽ không mất đi theo thời gian và gây hậu quả nghiêm trọng nếu không có sự điều chỉnh trong công việc.

Trầm cảm do áp lực công việc là trạng thái sức khỏe và tinh thần ở thời điểm thấp nhất khiến con người cảm thấy lúc nào cũng khó khăn, mệt mỏi mỗi khi đối diện với công việc. 

Nguyên nhân của trầm cảm do áp lực công việc

  • Khối lượng công việc được giao quá tải với năng lực và hoàn cảnh hiện tại. 
  • Thời gian làm việc kéo dài và căng thẳng.
  • Cấp trên khắt khe, đòi hỏi, gây áp lực với nhân viên.
  • Môi trường làm việc không ổn định.
  • Cảm thấy không thể xử lí, hoàn thành được khối lượng công việc.

Biểu hiện của trầm cảm do áp lực công việc

  • Khó tập trung vào công việc cần làm và ghi nhớ những điều cần thiết.
  • Thiếu tự tin ở nơi làm việc của chính mình.
  • Không cảm thấy có động lực hoặc sự kết nối với công việc.
  • Cảm thấy thất vọng với bản thân trong công việc.
  • Thiếu quyết đoán trong công việc, hay cảm thấy chán nản, lo lắng.
  • Cảm xúc nhiều hơn – có thể dễ rơi nước mắt hoặc nhạy cảm hơn.
  • Dễ cáu kỉnh hoặc nóng nảy.
  • Cảm thấy choáng ngợp.
  • Tâm trạng hay trong trạng thái lâng lâng.
  • Cô lập bản thân khỏi những người khác.
  • Uống rượu, hút thuốc hoặc thậm chí dùng thuốc bất hợp pháp để thư giãn.

Biện pháp

  • Lập kế hoạch làm việc khoa học.
  • Phát triển mối quan hệ tốt với đồng nghiệp – điều này có thể giúp tạo sự đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau tại nơi làm việc.
  • Quản lý thời gian tốt hơn. Ưu tiên các nhiệm vụ cần thiết tại nơi làm việc và nếu có thể ủy quyền cho người khác, đừng ngại làm như vậy.
  • Học cách nói không nếu không thể đảm nhận thêm công việc – nhưng hãy đảm bảo rằng có thể giải thích tại sao.
  • Đi dạo hoặc hít thở không khí trong lành để giải tỏa căng thẳng trong công việc – cả tập thể dục, dành thời gian ở ngoài trời đều tốt cho sức khỏe tinh thần và thể chất.
  • Làm việc theo giờ bình thường và nghỉ giải lao, nghỉ vào ngày lễ mà bạn được hưởng.
  • Duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống lành mạnh. Đừng bỏ bê gia đình hoặc các mối quan hệ ngoài công việc.
  • Nói chuyện với cấp trên của bạn nếu bạn có vấn đề với công việc.
  • Phát triển phong cách suy nghĩ tích cực – cố gắng nhìn nhận vấn đề tại nơi làm việc theo cách khác hoặc thảo luận với ai đó.
  • Các vấn đề gây ra trầm cảm nặng do công việc như rối loạn tâm thần, mất ăn mất ngủ, lo sợ, chán nản đến ám ảnh, cần đến gặp các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ, đưa ra lời khuyên và giải pháp kịp thời. Việc lơ là, chủ quan, không hiểu về bệnh sẽ gây ra hậu quả đáng tiếc.
  • Đọc thêm: 15 phút mỗi ngày, lo âu trầm cảm sẽ “bỏ chạy đi biệt tích”

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng kí tư vấn

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Contact Me on Zalo