fbpx

Ly thân có phải là cứu cánh khi hạnh phúc gia đình rạn vỡ

Vậy trong cuộc hôn nhân bên bờ vực tan vỡ có nên ly thân?

  • Ly thân tức là tình trạng vợ chồng không chung sống, ăn ở với nhau nhưng vẫn chưa ly hôn, vẫn là vợ chồng trên mặt pháp lý. 

Ly thân nhìn ở góc độ tích cực là cần thiết  trong mối quan hệ vợ chồng khi có dấu hiệu rạn nứt. Quyết định vội vàng chấm dứt cuộc hôn nhân thường dẫn đến những sai lầm và hối tiếc cho người trong cuộc. Ly thân giúp cả hai có thời gian suy nghĩ về chuyện đã qua liệu mọi thứ có tồi tệ như vậy không? Liệu chúng ta còn như xưa? Liệu mối quan hệ này có cứu vãn được không? Ly thân được cho là phép thử xem khi sống xa vắng nhau còn cảm xúc yêu thương, nhớ nhung không? Xem đối phương có nhìn nhận quan sát như thế nào, có điều chỉnh gì?

Nhưng ly thân cũng là con dao hai lưỡi, một mặt nó là cứu cánh cho cuộc hôn nhân trên bờ vực tan vỡ, mặt khác nó đẩy người chơi sa lầy vào trò chơi do mình giăng ra.

Chọn ly thân là người trong cuộc đang muốn kéo dài thời gian trì hoãn. Thường phụ nữ là người đưa ra quyết định này. Nguyên do được cho là do người phụ nữ chịu ảnh hưởng của nhiều sợi dây giằng buộc như bố mẹ, con cái, dư luận xã hội… Sự định giá thành công của người phụ nữ là gia đình hoàn hảo. Rất nhiều người chọn cách im lặng trong cuộc hôn nhân đã chết của mình trong vài năm, hàng chục năm thậm chí cả đời chỉ để được tiếng thơm là gia đình hạnh phúc. 

Điều đó có đáng để được đánh đổi không? Chắc chắn là không rồi. Mỗi người hãy nhìn vào cuộc hôn nhân của mình để tìm ra phương án tốt nhất. 

Ly thân sẽ biến cuộc sống của cả hai trở thành địa ngục nếu dùng cách đó để trừng phạt nhau, để đối phương phải hối hận mà quay về. Thực tế là người rắp tâm chọn phương án này sẽ thường không đạt được mục đích. Kéo dài tình trạng chiến tranh lạnh chỉ làm cả hai thêm mệt mỏi và hố sâu mâu thuẫn càng sâu sắc. Người trong cuộc càng mong muốn sự giải thoát dù có ra sao thì ra.

Phải kể đến gánh nặng tâm lý của con cái họ gặp phải khi bố mẹ ly thân. Điều này còn tai hại hơn cả việc bố mẹ ly hôn khi mà chúng vẫn nhận đủ tình cảm của ba mẹ. Ly thân có vẻ cơ hội chia đều cho cả hai nhưng đàn ông vẫn là người được lợi hơn. Thực tế, chỉ cần những cuộc cãi vã thường xuyên của bố mẹ đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của con trẻ, Braincare đã liệt kê ra những ảnh hưởng tâm lí mà con gặp phải và hướng giải quyết. Mời bố mẹ cùng đọc tại đây “Bố mẹ ngang nhiên giết chết con kìa”

Vì tính cách đàn ông ưa tự do, thích bay nhảy nên ly thân là cơ hội cho họ để thoát ra ngoài hít thở không khí tự do bao lâu thèm khát do bị kìm kẹp. Đàn ông ít chịu sức ép dư luận và không phải chịu sức ép về tuổi tác “trai 30 tuổi còn xoan, gái 30 tuổi đã toan về già”. 

Phụ nữ thì ngược lại, trước nỗi đau đang phải gánh chịu họ thường có xu hướng chui vào bên trong tổ kén của mình để dưỡng thương. Họ chờ đợi trong vô vọng người đàn ông của mình trở về yêu thương họ như xưa. Người phụ nữ sợ dư luận bủa vây  trước cuộc hôn nhân của mình. Họ chịu sức ép về thời gian, tuổi tác đã lấy đi thanh xuân nên họ khó có cơ hội làm lại với người mới.

Xét cho cùng ly thân có hai mặt tích cực và tiêu cực. Người trong cuộc phải thật sự tỉnh táo để lựa chọn phương án nào phù hợp cho cuộc hôn nhân của mình. Cũng như thời gian kéo dài bao lâu là phù hợp? Nhưng hầu như các ý kiến đều cho rằng không nên kéo dài tình trạng ly thân quá lâu vì nó sẽ để lại hậu quả khó lường. Ly thân chỉ phát huy tác dụng khi bạn tận dụng thời gian này tìm giải pháp, nhìn lại mình để sửa đổi. Dùng ly hôn như sự trốn tránh đối mặt, trì hoãn, chờ đợi vô vọng sự thay đổi của đối phương hay là cách để trừng phạt người bạn đời đều là sai lầm. Phải thật nhanh chóng tìm ra giải pháp và đối mặt để giải quyết mâu thuẫn. 

Vậy làm gì để cứu vãn cuộc hôn nhân đang ở tình trạng ly thân?

Ở đây đang bàn đến việc một bên có thiện chí nối lại tình xưa chứ nếu cả hai đều muốn mở cửa trở lại thì quá dễ dàng hay cả hai đều không có ý định dỡ bỏ “cấm vận” thì vô phương cứu chữa. 

Nhưng điều tốt nhất nên làm cho một cuộc hôn nhân rạn nứt là phải ngồi lại với nhau để thẳng thắn tìm ra nguyên nhân và cùng nhau sửa đổi. Nếu một bên đã cố gắng hàn gắn mà bên kia không thiện chí, không động thái xây dựng thì nên phá đổ để xây cái mới.

Muốn đối phương quay lại phải đối đãi bằng tình cảm chân thành, bao dung. Điều cơ bản phải để đối phương hiểu mình đã thay đổi theo hướng tích cực và nếu cuộc hôn nhân được hàn gắn chắc chắn sẽ khác xưa. 

Phải tạo dựng niềm tin cho người bạn đời của mình, có thể lúc đầu là khó khăn nhưng bền bỉ cầu thị chắc chắn sẽ thành công.

Sau đây là Tâm sự của “đệ nhất” giữ lửa tình yêu bạn có thể tham khảo, bằng cách Click ngay.

Đánh giá và trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Contact Me on Zalo