fbpx

Hôn nhân có phải nấm mồ chôn của tình yêu?

Vài thập niên trước đây ly hôn là chuyện đáng xấu hổ nhưng hiện nay đó lại là chuyện bình thường, thậm chí còn trở thành xu thế của xã hội văn minh. Theo thống kê mới nhất thì tỉ lệ ly hôn ở thành phố Hồ Chí Minh là 2,7 cặp kết hôn có 1 cặp ly hôn. Trong đó ly hôn trong giới trẻ chiếm 70 – 80% số vụ án Hôn nhân Gia đình hàng năm. Nhìn vào số liệu thống kê này không khỏi bàng hoàng trước thực trạng ly hôn đang trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện đại.

Vậy vấn đề đặt ra là: Tại sao ly hôn lại trở nên phổ biến trong xã hội hiện nay?

Ngày trước “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” mà sống hạnh phúc bên nhau đến “đầu bạc răng long”. Mà nay có thời gian tìm hiểu, yêu nhau sống chết lấy được nhau nhưng ngay sau đó lại tuyên bố xanh rờn “hôn nhân là nấm mồ chôn của tình yêu”. Họ cho việc ly hôn khi tình yêu đã nguội lạnh là cách hành xử của con người văn minh. Thực chất đó chỉ là ngụy biện cho sự ích kỷ cá nhân. Không muốn sống với nhau nữa thì chia tay nhưng còn những đứa trẻ – kết quả của cuộc hôn nhân đó thì sao? Không phải người trong cuộc mà chính những đứa trẻ là những người chịu tổn thương, mất mát nhiều nhất. Rồi đây chúng sẽ sống ra sao, sẽ trở thành người như thế nào khi không có sự chăm sóc của bố mẹ. Bố mẹ đang ngang nhiên “giết chết” con kìa! «Click ngay»

Khi kết thúc mối quan hệ vợ chồng người ta có vô số lý do trong đó lý do phải kể đến nhiều nhất là “không hoà hợp”. Nhưng thiết nghĩ đây chỉ là nguyên do bề nổi còn sâu xa hơn lại là tâm thế khi hai người bước vào cuộc hôn nhân ấy. 

Thường các bạn trẻ bước vào hôn nhân chỉ có hành trang duy nhất là tình yêu. Ai cũng nghĩ như vậy là quá đủ, chẳng còn cần thêm gì nữa. Nhưng bản thân thứ tình cảm mà được gọi là tình yêu đó là thứ vốn không ổn định, rất khó nắm bắt và dễ thay đổi. Khi đối mặt với cuộc sống gia đình vốn rất thực tế là chuyện cơm áo gạo tiền, quan hệ nội ngoại, chăm sóc con cái…, tình yêu sẽ khó có đất để tồn tại. Điều đó không có nghĩa rằng nó đã chết mà ở những tình yêu chân chính, có đủ độ gắn kết sâu sắc nó sẽ biến chuyển thành tình nghĩa. Phải hiểu sâu sắc sự chuyển hoá này thì vợ chồng mới cùng nhau đi qua được sóng gió của cuộc đời.

Ở trên mình có nói đến tâm thế khi bước vào hôn nhân. Tâm thế ở đây ngoài việc hiểu được quy luật biến chuyển của tình cảm mà còn là sự chuẩn bị các kỹ năng làm vợ, làm dâu, làm mẹ. Trước khi bước vào cuộc sống mới có thể các cô gái (chàng trai) trang bị rất nhiều kỹ năng để chăm sóc gia đình nhỏ như nấu nướng, thêu thùa, trang trí gia đình…nhưng lại không để ý đến kỹ năng quan trọng là giao tiếp với vợ (chồng) tương lai của mình Khi cương vị của họ đã khác thì sự giao tiếp với nhau cũng khác, bên cạnh đó họ còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động. Để có cuộc hôn nhân bền vững họ cần học cách tin tưởng, chia sẻ, thấu hiểu cho đối phương. Khi này cô gái (chàng trai) không những phải có trái tim bao dung, chia sẻ, cảm thông với vợ (chồng) mình mà đủ lớn để dung chứa cả nội, ngoại hai bên. Việc đối nhân xử thế, giải quyết mối quan hệ hai bên nội ngoại sao cho êm đềm, hoà thuận đòi hỏi sự nỗ lực và khéo léo, chân thành . Rồi sự giáo dục, chăm sóc con cái không có sự sẻ chia, đồng thuận cũng sẽ dẫn đến bất đồng xung đột.  

Các cụ ta có câu “lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống”. Ở đây không có nghĩa là tìm chốn giàu sang để chọn vợ gả chồng mà là tìm hiểu gia đình nguồn cội có đức độ, có đạo đức hay ốm đau, bệnh tật. Câu này có ý nghĩa khuyên răn các bạn trẻ nên dành thời gian tìm hiểu đối phương cẩn thận để hạn chế những xung đột không mong muốn. Ngày nay các bạn trẻ thường đến với nhau vội vã không có thời gian tìm hiểu dẫn đến hậu quả đáng tiếc.  Bên cạnh đó ngày nay con người có quá nhiều mối bận tâm, công việc và các mối quan hệ bên ngoài, sự lên ngôi của thế giới ảo chiếm hết thời gian của họ. Người ta thích rút vào ốc đảo riêng tư hơn là tương tác với người bạn đời của mình. Mọi mâu thuẫn xung đột không được giải quyết triệt để dẫn đến đỗ vỡ là chuyện chắc chắn sẽ xảy ra .

Dù có xuất phát điểm từ tình yêu nhưng việc về sống chung một mái nhà ra đụng vào chạm của những người khác nhau về hoàn cảnh sống, môi trường văn hoá…. đòi hỏi phải có thời gian thích nghi. Có nhiều cặp đôi khi về sống rất hoà hợp vì họ có thời gian dài tìm hiểu và nắm được tính cách thói quen sở thích của đối phương để dung hoà, thích nghi. Nhưng có những cặp đôi khi về thì “vỡ mộng” rồi sinh ra xích mích, xô xát. Kết cục đó là do họ đã vội vàng khi tiến đến hôn nhân mà không hiểu về đối phương. Có thời gian dài tìm hiểu về đối phương là cần thiết nhưng chưa đủ. Để có một cuộc hôn nhân bền vững cần người trong cuộc có sự tin tưởng, thấu hiểu, chia sẻ với nhau.

Vậy bản chất hôn nhân không phải là nấm mồ chôn tình yêu. Mà hôn nhân sẽ chuyển tình yêu sang trạng thái khác thăng hoa hơn, thiêng liêng hơn. Nó không những làm nhiệm vụ duy trì nòi giống cho xã hội loài người mà nó còn thiêng liêng hơn cả tình ruột thịt. 

“Tu trăm đời mới được đi chung thuyền. Tu nghìn đời mới được ngủ chung gối”. Thực chất mỗi đời người có rất ít thời gian được sống với cha mẹ, con cái – những người mà ta cho là quan trọng nhất trong cuộc đời. Phần lớn thời gian là ta sống bên người bạn đời của mình. Bố mẹ già yếu rồi cũng bỏ ta đi, con cái rồi cũng như chim đủ cánh là bay. Chỉ còn có người chồng (người vợ) đầu gối tay ấp luôn bên ta, nâng giấc chăm sóc lúc ta vui buồn, ốm đau bệnh tật. 

Thiêng liêng là vậy nhưng cuộc sống xô bồ, nhiều cám dỗ làm người ta không còn nhìn ra chân giá trị của nó trong cuộc sống nữa. Người ta thường bám vào một thứ rất mơ hồ là tình cảm để nhìn nhận và kết thúc mối quan hệ vợ chồng. Bản chất hôn nhân dựa trên cơ sở của đạo nghĩa chứ không phải tình cảm. Đạo nghĩa là chuẩn mực quy phạm hành vi của nhân loại, còn tình cảm là thứ không ổn định. Tình yêu nam nữ bản thân nó là thứ rất khó nắm bắt, dễ biến đổi. Thường là khi đối phương không còn sức hấp dẫn nữa thì nó cũng nhanh chóng tàn phai. Cái tình là vậy nhưng cái nghĩa sẽ không mất đi mà dày lên theo năm tháng. Trải qua bao bão táp phong ba của cuộc đời, có những lúc xô đũa đổ bát, có lúc đối phương mắc sai lầm nhưng vẫn già đi bên nhau, thương nhau hơn tình máu mủ. Bởi sinh mệnh, cuộc sống của họ gắn bó chặt chẽ với nhau, có chung mối dây liên hệ là những đứa con như sự nối tiếp của cuộc đời mỗi con người.

Phải làm gì để giữ được mái ấm gia đình ấm êm trước tác động của rất nhiều yếu tố ngoại vi là điều không hề dễ dàng. Hãy chờ đón phần tiếp theo của bài viết bạn nhé

Đánh giá và Trị liệu tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Contact Me on Zalo