fbpx

Con có thể bị tổn thương bởi những vô tình nhỏ bé

con-co-the-bi-ton-thuong-boi-nhung-vo-tinh-nho-be
“Một nữ sinh lớp 8 từng chia sẻ với BrainCare: “Khi mẹ nói: Con phiền quá, con cảm thấy như mình chẳng có giá trị gì cả”… 
====
Tại Viện Tâm lý Giáo dục BrainCare, rất nhiều gia đình đến tham vấn, trị liệu tâm lý cho con hàng tuần. Trong rất nhiều gia đình đó, có không ít cha mẹ ngỡ ngàng, bàng hoàng khi được biết những lời nói, hành động tưởng chừng rất bình thường, vô thưởng vô phạt của cha mẹ lại vô tình gây tổn thương tâm lý sâu sắc đến con.

Con dễ bị tổn thương bởi những điều tưởng chừng đơn giản

  • Làm cha mẹ là một hành trình đầy yêu thương, nhưng cũng không kém phần áp lực. Đôi khi, trong những khoảnh khắc bận rộn hoặc mệt mỏi, cha mẹ có thể buột miệng nói những câu như ‘Con phiền quá!‘ hay ‘Sao con không được như bạn A?’. Những lời này, với ý định đơn thuần chỉ là nhắc nhở, nhưng trong tâm trí con, đó có thể trở thành những vết thương sâu sắc. Con cảm thấy mình không đủ tốt, không được trân trọng, và điều đó dần hình thành sự tự ti, khiến con ngần ngại thể hiện bản thân.
  • Cũng có những lúc, với mong muốn giúp con đạt được thành công, cha mẹ đặt ra những kỳ vọng cao như “Con phải giỏi toàn diện!‘, ‘Con cần đạt điểm cao hơn!’, mà không nhận ra rằng điều đó đôi khi vượt quá khả năng và sức chịu đựng của con. Những kỳ vọng này, dù xuất phát từ tình yêu và sự kỳ vọng tốt đẹp, lại có thể vô tình trở thành áp lực kéo dài, khiến con mất dần động lực và niềm vui trong học tập.

Khi con bị tổn thương rất dễ ảnh hưởng tâm lý

  • Bên cạnh đó, những tình huống trong gia đình như tranh cãi giữa cha mẹ, dù không liên quan trực tiếp đến trẻ cũng có thể để lại sự tổn thương trong con. Khi cha mẹ thốt lên những câu nói vô tình như ‘Tất cả cũng chỉ vì con!‘ có thể khiến trẻ cảm thấy sụp đổ, vì mình mà gây ra rạn nứt gia đình. Điều này dễ dẫn đến cảm giác tội lỗi và lo lắng kéo dài, khiến trẻ thu mình, sống trong sự bất an mà không biết cách thoát ra.
  • Tất cả những “điều nhỏ” này tích tụ mà không được giãi bày, giải tỏa có thể khiến con tự ti, mất động lực, thu mình, chán nản, mất kết nối với gia đinh, tìm kiếm sự giải tỏa cảm xúc trên không gian mạng… Có những trường hợp trẻ bị căng thẳng, trầm cảm, tự làm đau bản thân, bị lợi dụng, x.â.m h.ạ.i, thậm chí là tìm đến cái c.h.ế.t do không nhận được được sự đồng cảm từ gia đình.

Không cha mẹ nào muốn làm tổn thương con, nhưng....

  • BrainCare xin chia sẻ chân thành với hàng triệu gia đình rằng: Không có cha mẹ nào muốn làm tổn thương con mình. Tuy nhiên, trong cuộc sống bận rộn đầy áp lực này, đôi khi chúng ta vô tình bỏ quên những nhu cầu tinh thần quan trọng của con. Con không chỉ cần được đáp ứng về vật chất mà còn rất cần được hiểu, được yêu thương và chia sẻ. Hãy đặt mình vào vị trí của con, lắng nghe không phán xét và sẻ chia cảm xúc với con ngay hôm nay để không còn vô tình gây tổn thương cho con, cha mẹ nhé!

Đánh giá trị liệu tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.

Đăng ký tham vấn - trị liệu

Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe bạn, hãy sẻ chia với chúng tôi nhé!
Contact Me on Zalo