Đánh giá và tham vấn tâm lý doanh nghiệp

Đánh giá và tham vấn tâm lý doanh nghiệp

  • Nghệ thuật quản trị cảm xúc trong doanh nghiệp
  • Sức khỏe tâm thần trong doanh nghiệp
  • Các kỹ năng làm việc thiết yếu cho người lao động
  • Thang đo mức độ hài lòng
  • Thang đo lòng tự trọng cá nhân
  • Thang đánh giá động cơ làm việc (em đang nghĩ ạ)

Ở mỗi doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhà nước nói riêng thì nguồn nhân lực là yếu tố then chốt, là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tất yếu cần phải quan tâm đến người lao động, phải luôn có được những chính sách nhân sự hấp dẫn để thu hút nhân tài. Mặt khác, sức sáng tạo và hứng thú làm việc của người lao động luôn có giới hạn, nên nhà quản lý cần phải có các chính sách giúp người lao động cảm thấy vui vẻ, tiếp tục phát huy khả năng lao động sáng tạo cũng như sự yêu thích, gắn bó với công việc, đồng nghiệp, môi trường làm việc.

Tâm lý học kinh doanh (còn gọi là tâm lý học tổ chức) là một môn khoa học ứng dụng sử dụng trọng tâm vào hành vi của con người để đánh giá cách hình thức tổ chức và nhân viên của tổ chức đó có thể thực hiện các chiến lược nhằm tăng cường sự tham gia và thúc đẩy lợi nhuận. Hiệp hội Tâm lý Kinh doanh mô tả lĩnh vực này là sự kết hợp giữa “khoa học về hành vi con người với kinh nghiệm của thế giới công việc để đạt được hiệu suất hiệu quả và bền vững cho cả cá nhân và tổ chức”

Các chuyên gia có nhiệm vụ cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty bằng cách sử dụng tâm lý kinh doanh. Trước tiên chẩn đoán các vấn đề trong tổ chức, sau đó thiết kế, thực hiện và đánh giá các giải pháp. Họ có nhiều phương pháp khác nhau để thu thập dữ liệu về hành vi và cảm xúc của nhân viên, bao gồm phỏng vấn, bảng câu hỏi, thăm dò ý kiến và khảo sát.

Thông qua các hoạt động đánh giá tâm lý, tham vấn tâm lý, hội thảo tập huấn các nhà tâm lý có thể giúp doanh nghiệp đánh giá các mức độ hài lòng, động lực, tinh thần làm việc, sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần nguy cơ trong tổ chức để từ đó đưa ra được chiến lược ứng phó phù hợp. Từ đó, chúng ta thấy được lợi ích mà các hoạt động tâm lý mang lại cho cho các tổ chức ở các khía cạnh sau:

  • Cải thiện năng suất lao động
  • Xây dựng đội nhóm, tổ chức mạnh mẽ
  • Giải quyết xung đột trong doanh nghiệp
  • Nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên cao hơn
  • Gia tăng động lực, tinh thần nơi làm việc