fbpx

Nguyên nhân gây nên áp lực học tập

“Đã đi học đương nhiên không thể tránh khỏi khối lượng bài vở, thi cử nhiều. Đã là học sinh cắp sách đến trường chắc hẳn ai cũng từng phải đối diện với áp lực học tập” – Một nam sinh lớp 11 thẳng thắn nêu cảm nhận. Câu nói tưởng chừng đơn giản… Nhưng lại phản ánh chân thực áp lực học tập mà các em học sinh đang phải đối mặt mỗi ngày. Áp lực ấy không phải là điều bất thường. Nhưng khi ngày càng chồng chất, nó có thể trở thành gánh nặng tinh thần.
Vậy điều gì đã làm nên sức ép khổng lồ này? Là khối lượng bài vở? Là những kỳ vọng từ bên ngoài? hay do lý do nào khác? Thẳng thắn đi tìm nguyên nhân của áp lực học tập không phải để chúng ta tìm nơi để đổ lỗi. Mục đích là để hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Từ đó tìm ra cách đồng hành và hỗ trợ con một cách đúng đắn nhất. Ngay bây giờ, cha mẹ và BrainCare sẽ cùng nhau tìm hiểu ba trong số rất nhiều nguyên nhân gây nên áp lực học tập: 

Kì vọng gia đình về học tập

Khi yêu thương vô tình trở thành gánh nặng
– “Con phải được điểm 10!”
– “Bạn lớp trên thi đỗ trường chuyên, con cũng phải làm được như thế!”
…Những lời nói tưởng như đơn giản ấy, thay vì là động lực, lại trở thành gánh nặng trong lòng con.
✍️ Con không nói ra, nhưng con cảm nhận rất rõ: nếu không đạt kết quả tốt, con sẽ khiến cha mẹ thất vọng. Cảm giác đó khiến con mang trong lòng nỗi lo sợ thường trực và tự chất vấn mình:
– “Mình không đủ giỏi sao?”
– “Làm sao để không làm bố mẹ buồn?”
✍️ Đôi khi, cha mẹ không nhận ra rằng, mỗi lời thúc giục, mỗi lần so sánh với con nhà người ta,…. là một lần con cảm thấy bị áp lực. Áp lực cứ thế chồng chất. Ngày này qua ngày khác. Âm thầm tích tụ trong lòng con mà không ai hay biết

Cạnh tranh trong học tập

Khi thứ hạng trở thành nỗi ám ảnh
– “Học giỏi mới thành công.” Đó là câu nói mà nhiều trẻ phải lớn lên cùng. Trong lớp học, trẻ không chỉ phải học tốt, mà còn phải đứng đầu.
– Con kể với bạn rằng hôm nay bị điểm 7, bạn cười khẩy. Con lên bảng trả lời sai, cả lớp xì xào. Những tình huống ấy không chỉ khiến con buồn mà còn gieo vào lòng con những câu hỏi đầy lo âu: Mình có bị tụt thứ hạng không? Mình có còn được đứng trong top nữa không?….
Thay vì niềm vui khi học, trẻ dần bị cuốn vào vòng xoáy của thành tích và sự so sánh. Mỗi sai lầm nhỏ cũng có thể trở thành nỗi ám ảnh.

Lịch học tập dày đặc

6 giờ sáng con thức dậy đi học. 8 giờ tối con về nhà với cuốn vở dày kín bài tập. Còn đâu thời gian cho con chạy nhảy, chơi đùa. Những buổi học thêm chồng chất, những bài kiểm tra căng thẳng… tất cả khiến con như một chiếc xe không phanh, lao về phía trước nhưng chẳng biết đích đến là đâu.

Cha mẹ nên làm gì?

Khi chúng ta hiểu rõ nguyên nhân gây áp lực học tập, việc đồng hành cùng con sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tại BrainCare, chúng tôi đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp các em học sinh rơi vào trạng thái trầm cảm, rối loạn hành vi, cảm xúc chỉ vì phải chịu đựng áp lực học tập kéo dài mà không được phát hiện và hỗ trợ kịp thời. Do vậy, để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của học tập mang đến, cha mẹ nên làm gì? Đừng ngần ngại liên hệ với BrainCare ngay từ hôm nay để nhanh chóng tìm được sự hỗ trợ con kịp thời!

Đánh giá trị liệu tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.

Đăng ký tham vấn - trị liệu

Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe bạn, hãy sẻ chia với chúng tôi nhé!
Contact Me on Zalo