Trách mắng con thế nào cho đúng?
- Trong quá trình nuôi dạy con, có rất nhiều tình huống làm cho cha mẹ “phát đ.iên”. Chính vì thế, nhiều bậc cha mẹ không kiềm chế được cảm xúc của bản thân mà đưa ra những lời trách móc nặng nề đối với con. Tuy nhiên, điều đó có thể sẽ gây phản tác dụng. Trách mắng con cũng cần có phương pháp và nghệ thuật thì mới đạt hiệu quả và giúp com rút ra được bài học và trưởng thành hơn.
- Trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc gần đây cũng đăng tải video về một cô bé khi giúp bố mẹ lau dọn bàn ăn, vô ý làm rơi cốc nước. Thấy vậy người mẹ động viên, mọi việc không cố ý, nên không có gì quan trọng. Không bị mẹ khiển trách, cô bé tươi cười, cúi xuống dọn dẹp cốc nước vừa làm rơi. Sau đó trong bữa tối người bố cũng vô tình làm rơi chiếc đĩa. Con gái ngay lập tức an ủi, xoa tay bố rồi lấy chổi quét thức ăn vương vãi trên sàn nhà. Có người bình luận dưới video “Khi cô bé lớn lên, chắc chắn sẽ trở thành một người ổn định về mặt cảm xúc, dịu dàng và nhân hậu”.
Gia đình quá căng thẳng, tạo nên 2 kiểu trẻ em
- Theo giáo sư Li Meijin, chuyên gia nổi tiếng về tâm lý tội phạm và tâm lý vị thành niên ở Trung Quốc, gia đình quá căng thẳng sẽ tạo ra hai kiểu trẻ em.
Thứ nhất là trẻ thích nói dối. Sau khi phạm sai lầm, trẻ sẽ nói dối để tránh sự trách móc và trừng phạt của cha mẹ. Thứ hai là trẻ không dám phạm sai lầm vì trẻ hiểu mắc lỗi là sẽ bị trừng phạt nên không dám mạo hiểm và luôn ở trong vùng an toàn của mình.Sở dĩ con trở nên mạnh mẽ là khi con nhận đủ được sự yêu thương, đủ sức mạnh để chịu đựng những khó khăn và thất bại bên ngoài. Giáo dục cũng phải là học hỏi từ những khó khăn thực tế chứ không chỉ là những hình phạt đau đớn về mặt tinh thần.Ai cũng có thể mắc sai lầm kể cả người lớn. Lúc này, điều con cần là sự an ủi, cho con biết được phép mắc sai lầm trong mức độ cho phép. Con mắc lỗi là một cơ hội học hỏi, cha mẹ sẽ nắm bắt cơ hội này để hướng dẫn con tích lũy kinh nghiệm sống. Điều này đủ để giúp con luôn cảm thấy tự tin, tương lai sẽ không sợ bất cứ khó khăn nào.
Vậy cha mẹ nên làm gì khi con mắc lỗi?
- Thứ nhất, hãy tìm hiểu rõ vấn đề của con. Nếu con không cố ý thì không có gì đáng trách. Cha mẹ nói với con rằng không sao cả, an ủi con để cùng nhau giải quyết và giúp con rút ra bài học kinh nghiệm.
- Thứ hai, nếu con cố ý mắc lỗi, một số trường hợp có thể do con muốn gây sự chú ý để được quan tâm hơn, cha mẹ hãy hỏi con về nguyên nhân tại sao con có hành động đó. Cha mẹ hãy bình tĩnh, kiên nhẫn ngồi xuống giải thích cho con hiểu hành động của mình là không nên và chia sẻ, thấu hiểu những cảm xúc, suy nghĩ của con.
Nếu cha mẹ đang gặp khó khăn trong việc chăm sóc và nuôi dạy con hoặc cha mẹ đã áp dụng cách trên nhưng vẫn chưa hiệu quả, hãy liên hệ với BrainCare ngay, BrainCare luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ cha mẹ, giúp cha mẹ vượt qua khó khăn và mang tới cho con một tương lai tươi sáng.
Đánh giá trị liệu tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.